Muốn cứu BĐS phải giải phóng hàng tồn kho

thiết kế web btccorp
thiết kế website btccorp
công ty thiết kế web btccorp

Muốn cứu BĐS phải giải phóng hàng tồn kho

  • 23/10/2020
  • 105
3 năm bán hàng tồn?

 
 

Mới đây, Sở Xây dựng cho biết, Tp.HCM còn tồn khoảng 15.000 căn hộ chưa bán được và 300.000m2 nền đất, 58.748m2 sàn văn phòng và thương mại, tổng giá trị ước tính 30.242 tỷ đồng.

Theo báo cáo của Thành phố Hà Nội, hiện nay trên địa bàn thành phố còn tồn khoảng 5.789 căn hộ và 3.483 căn nhà thấp tầng, 175.000m2 sàn văn phòng. Tuy nhiên, theo ông Vũ Cương Quyết, TGĐ Đất Xanh Miền Bắc, thì tồn kho căn hộ ước tính phải lên đến 30.000 đến 40.000 căn, lớn hơn rất nhiều so với con số Hà Nội đưa ra.

Báo cáo của 58/63 địa phương cho thấy cả nước còn tồn 20.851 căn hộ chung cư, 5.176 căn thấp tầng, 1.890.667 m2 đất nền, 64.847m2 sàn văn phòng cho thuê, tổng giá trị ước tính là 52.542 tỷ đồng.

Ông Vũ Cương Quyết cho rằng, trong năm 2012 rất ít dự án mới ra thị trường, có chăng cũng chỉ vài dự án. Còn tất cả nguồn cung đều nằm trong giai đoạn 2010-2012, chiếm khoảng 98%. Nguồn cung dư thừa đểu nằm trong 2 năm vừa rồi. Các chủ đầu tư hầu hết đều rất khó khăn, hơn nữa thị trường rất xấu.

Vì thế các chủ dự án hiện nay không dám mạo hiểm mua để đầu tư và ra hàng trong hoàn cảnh như hiện nay. Trong năm 2013-2014 sẽ không có nhiều dự án mới ra thị trường, mà chỉ tập trung bán hàng tồn khoảng 30.000 -40.000 căn.

Ông Trương Chí Kiên, Phó TGĐ Him Lam Thủ Đô cho biết: “Những giải pháp cứu BĐS vừa qua chỉ là giải pháp giải quyết nhất thời, giải phóng hàng tồn kho trong một thời điểm nhất định. Hàng tồn BĐS chỉ chuyển vị từ chủ đầu tư sang khối Nhà nước, nên thị trường vẫn còn đó một lượng cung nhất định. Lượng cung đó cần có một thời gian dài để hấp thụ hết, nhanh cũng phải mất 2-3 năm.”

Để “cứu” bất động sản thì phải giải phóng được hàng tồn

Nói tới khó khăn của thị trường bất động sản hiện nay không thể không nói tới hàng tồn BĐS còn rất lớn ở mỗi DN, ở trên thị trường thứ cấp. Bởi lượng hàng tồn này cũng chính là tác nhân gây nên nợ xấu, liên quan đến dòng vốn lưu thông của nền kinh tế.

Muốn xử lý nợ xấu bất động sản trước hết cần có những giải pháp để tạo cầu cho thị trường, kích thích người mua nhằm giải phóng hàng tồn cho BĐS tạo lưu thông dòng tiền trên thị trường. Khi đó, mới có tác động đến nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác mà theo thống kê BĐS liên quan tới 98 ngành nghề khác.

Ông Trương Chí Kiên nhận định: “Để thị trường thoát khó khăn, phải giải quyết được vấn đề tồn kho BĐS. Thị trường sẽ phụ thuộc rất nhiều vào kinh tế vĩ mô và điều hành của Nhà nước, Chính phủ, NHNN để điều tiết và kích cầu thị trường. Điều này phụ thuộc vào Chính phủ nhiều hơn. Bởi lẽ người có nhu cầu về nhà ở thực thì lại không có đủ khả năng về tài chính để mua nhà.”

Vấn đề hiện nay đó là làm sao để nhóm đối tượng này tiếp cận dễ dàng hơn với nhà ở thông qua giải pháp tài chính. Do đó, cần có sự can thiệp của Chính phủ, vì nhóm đối tượng này cần giá BĐS thấp và lãi suất thấp. Theo ông Kiên, nếu Chính phủ điều tiết giảm thuế để kéo già thành BĐS xuống, đồng thời tín dụng cũng phải rẻ với lãi suất thấp, và thời gian vay dài hạn thì mới có thể giải quyết được.

Le lói những “điểm sáng”

Gần đây đã xuất hiện thêm những thông tin được cho là “điểm sáng” cho thị trường bất động sản năm tới. Đó là những giải pháp tổng thể đang được các cơ quan Nhà nước nghiến cứu, đề xuất để thực thi trong thời gian tới nhằm tháo gỡ khó khăn cho thị trường.

Đáng chú ý là những chỉ đạo mới đây của Thủ tướng, và những giải pháp chi tiết của Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, và một số tổ chức tín dụng lớn…

Trong buổi họp với lãnh đạo Hà Nội và Tp.HCM mới đây, Thủ tướng đã chỉ đạo cần có giải pháp tổng thể để “giải cứu” BĐS, NHNN cần hỗ trợ lãi suất cho vay thấp đối với người mua nhà, đặc biệt là nhóm đối tượng có thu nhập thấp.

Bộ Tài chính cũng đưa ra nhiều giải pháp chi tiết, cụ thể. Bộ này đã kiến nghị đưa chứng khoán và bất động sản ra khỏi nhóm phi sản xuất.

Ngoài ra, một số kiến nghị giảm thuế cũng đã được đưa ra như giảm 50% thuế VAT cho đối tượng mua nhà xã hội, 30% cho người mua nhà ở diện tích nhỏ hơn 70m2 dưới 15 triệu đồng/m2 trong vòng 1 năm từ giữa 2013 đến giữa 2014. Áp dụng thuế suất thuế TNDN 20% đối với DN vừa và nhỏ, 10% với DN đầu tư nhà xã hội.

Bên cạnh đó, NHNN cũng đã đề xuất lập công ty quản lý tài sản (VAMC) nhằm mục đích xử lý nợ xấu bất động sản ở các TCTD, đơn vị này cũng đã cam kết “bơm” 100.000 – 150.000 tỷ đồng trong năm 2013 để xử lý vấn đề này.

Như vậy, thị trường BĐS đang ở giai đoạn đầu của “thời bán hàng giảm giá, giải phóng hàng tồn” bằng nhiều cách thức trong 2-3 năm tới. Thị trường sẽ cạnh tranh bằng chất lượng, bằng tiến độ công trình, sản phẩm. Thị trường của người mua, chứ không còn là của người bán nữa.
 
Nguồn: batdongsan.com.vn
zalo