Muốn xóa bỏ hình thức chia lô, bán nền: Phải mạnh tay

thiết kế web btccorp
thiết kế website btccorp
công ty thiết kế web btccorp

Muốn xóa bỏ hình thức chia lô, bán nền: Phải mạnh tay

  • 10/11/2020
  • 105
Trên thực tế, vấn đề này đã được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật từ lâu, nhưng dường như khó thực hiện.

Chia lô, bán nền tràn lan

Dạo một vòng các dự án bất động sản tại Hà Nội, điều dễ nhận thấy là mặc dù nhiều dự án vẫn còn "nằm trên giấy" hoặc mới đang tiến hành san lấp mặt bằng, nhưng đã được mua đi bán lại sôi động suốt thời gian qua.

Trong số đó phải kể đến Dự án Thanh Hà do Cienco 5 làm chủ đầu tư. Trong năm 2010, mặc dù chỉ mới tiến hành san lấp mặt bằng, nhưng các lô đất biệt thự, liền kề đã được rao bán tràn lan trên mạng, với giá gốc ban đầu chỉ khoảng 15 triệu đồng/m2, nhưng giá bán có ô lên tới hơn 40 triệu đồng/m2.

"Điểm nhấn" tại Dự án Thanh Hà là sự đổ bể trong vụ lừa đảo hàng trăm người, với số tiền lên đến hơn 800 tỷ đồng của Công ty Xây dựng và dịch vụ 1/5. Kết quả, giám đốc và kế toán trưởng công ty này bị khởi tố, hàng trăm người bị hại cho đến nay vẫn chưa đòi lại được số tiền đã "góp vốn" vào dự án này.

Một số dự án khác như Đại học Vân Canh, Kim Chung - Di Trạch, Xuân Phương... cũng đang diễn ra tình trạng tương tự. Trong khi chủ đầu tư "đủng đỉnh" triển khai dự án theo kiểu "câu giờ", thì trên thị trường, đất nền đã được phân lô "trên giấy" và chào bán ỳ xèo với giá cả ngày càng được đẩy lên cao.

Kết quả kiểm tra của Bộ Xây dựng về tình hình sử dụng nhà ở tại 18 dự án phát triển nhà ở, khu đô thị mới trên địa bàn Hà Nội cho thấy, có tới 20% nhà ở liên kế và 42% nhà biệt thự chưa được đưa vào sử dụng.

Tại Đà Nẵng, nơi được coi là thị trường bất động sản sôi động nhất khu vực miền Trung, theo CBRE Việt Nam, trong quý I/2011 đã có 3.218 lô đất nền được chào bán trên thị trường, tăng 24% so với tổng số lượng đất nền được bán trong cả năm 2010.

Còn tại Tp. HCM, tình trạng chia lô bán nền cũng đang diễn ra khá phổ biến. Tình trạng này còn lan cả sang các địa phương lân cận như Đồng Nai, Bình Dương, Cần Thơ, Long An... Vừa qua, nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đầu tư và kinh doanh bất động sản tại phía Nam còn đề xuất cho phép chính thức được chia lô bán nền.

Nguyên nhân của tình trạng chia lô bán nền tràn lan nêu trên, theo Bộ Xây dựng, là do cơ cấu nhà ở trong các dự án phát triển nhà ở chưa hợp lý, nhiều dự án nhà thấp tầng, biệt thự chiếm tỷ lệ lớn; phần lớn các dự án hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội chưa được xây dựng đồng bộ, thiếu các công trình thiết yếu như trường học, nhà trẻ, chợ... hoặc không được kết nối với hạ tầng chung của đô thị, giao thông đi lại khó khăn.

Đặc biệt, hiện tượng đầu cơ, tích trữ tài sản còn phổ biến; thiếu sự kiểm tra hoặc không kiên quyết trong xử lý của các chủ đầu tư và cơ quan quản lý các cấp đối với những trường hợp chậm tiến độ; phương thức triển khai thực hiện đầu tư, kinh doanh các dự án phát triển nhà ở còn nhiều bất cập, nhất là phương thức chia lô, bán nền, bán nhà xây thô.

Trách nhiệm của cơ quan quản lý

Có thể nói, tình trạng phân lô bán nền và bán nhà trên giấy đang diễn ra rất phổ biến trên thị trường bất động sản Hà Nội. Tiếp xúc với một số lãnh đạo doanh nghiệp, phần lớn đều cho biết, cách làm như vậy là trái quy định của pháp luật, nhưng vì thiếu vốn hoặc vì những lý do "tế nhị" mà phải "lách luật" để làm.

Theo đánh giá của Bộ Xây dựng, hiện tượng đầu cơ, tích trữ tài sản còn phổ biến tại các dự án phát triển nhà. Ngoài ra, một trong những nguyên nhân chủ yếu là phương thức triển khai thực hiện đầu tư, kinh doanh các dự án phát triển nhà ở hiện nay còn nhiều bất cập, đáng nói là phương thức chia lô, bán nền, bán nhà xây thô nên dẫn tới nhà bỏ hoang tràn lan.

Để giải quyết tình trạng trên, Bộ Xây dựng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ: "Xóa bỏ hình thức chia lô, bán nền, bán nhà xây thô trong các dự án phát triển nhà ở tại đô thị, chủ đầu tư phải có trách nhiệm hoàn thiện nhà ở trước khi bàn giao cho khách hàng; xây dựng chế tài xử phạt các chủ đầu tư bán nhà xây thô và không thực hiện tốt việc xây dựng hạ tầng kỹ thuật đồng bộ; nghiên cứu ban hành chính sách thuế đủ mạnh để hạn chế tình trạng đầu cơ nhà, đất mà không đưa vào sử dụng gây lãng phí và làm mất mỹ qua đô thị".

Thực ra, nước ta đã có các quy định cấm việc phân lô bán nền tại Nghị định 71 và Thông tư 116 đã được ban hành. Vì vậy, với chức năng là cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực xây dựng từ Trung ương đến địa phương, Bộ Xây dựng và các Sở Xây dựng địa phương cần thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình trong việc ngăn chặn tình trạng phân lô bán nền tại các dự án phát triển nhà, mà không cần chờ Thủ tướng ra quyết định.

(Theo ĐTCK)



Nguồn: batdongsan.com.vn
zalo