Người mua chung cư 8B Lê Trực đến trụ sở Bộ Xây dựng kêu cứu

thiết kế web btccorp
thiết kế website btccorp
công ty thiết kế web btccorp

Người mua chung cư 8B Lê Trực đến trụ sở Bộ Xây dựng kêu cứu

  • 11/11/2020
  • 112
chung cư 8b Lê Trực
Thanh tra Bộ xây dựng đã gặp gỡ và làm việc với các hộ dân mua nhà tại chung cư 8B Lê Trực

Tại trụ sở của Bộ Xây dựng, đại diện các hộ dân đã lần lượt trình bày ý kiến và nguyện vọng của mình với đại diện Bộ.

Ông Nguyễn Sỹ Duyên – một Đảng viên 50 năm tuổi Đảng, đồng thời là CCB phát biểu: “Các đồng chí phải nghe, phản ánh lại với lãnh đạo Bộ Xây dựng, với Nhà nước để cứu chúng tôi, những người đã bỏ ra một số tiền rất lớn để mua căn hộ tại 8B Lê Trực. Chúng tôi cũng đề nghị các cơ quan chức năng xuống kiểm tra ngay, xem đã có phương án tháo dỡ cụ thể chưa, có hợp tình hợp lý hay không, rồi đề ra hướng giải quyết thế nào để dân chúng tôi được yên lòng.

Mấy trăm hộ dân mua căn hộ tại dự án này giờ đang ngồi trên đống lửa. Ai làm sai các ông cứ xử lý, chúng tôi không bênh vực ai, nhưng quyền lợi của những người dân mua nhà thì cơ quan chức năng phải có trách nhiệm bảo vệ”.

Một người dân khác là Nguyễn Thị Hồng Xuân cũng bức xúc chia sẻ: “Giờ có tiến hành đập phá thì công trình này vẫn tồn tại lâu dài, nếu sau này có sự cố gì thì chúng tôi biết làm sao?.

Chúng tôi cũng đã có đơn gửi trực tiếp lên thanh tra xây dựng để kiểm tra phương án tháo dỡ, cần phải tính toán xem đập thì đập như thế nào chứ, cứ tiến hành phá dỡ như hiện nay thì chất lượng nhà của chúng tôi sau này sẽ ra sao?"

Ông Nguyễn Quang Lung cũng khẩn thiết đề nghị: Mong Bộ xây dựng phải xem phương án xử lý thế nào cho hợp lý, chứ nếu cứ phá dỡ như hiện nay thì không có tình có lý.

Sau khi tiếp xúc và lắng nghe, ghi nhận những tâm tư, phản ánh cũng như đề nghị của từng người dân, đại diện Bộ Xây dựng, ông Phạm Gia Yên - Chánh Thanh tra Bộ cho biết: 'Tôi rất cảm thông và chia sẻ với những bức xúc của người dân'. 

Trước mắt, UBND quận Ba Đình là đơn vị ra quyết định cưỡng chế tòa nhà 8B Lê Trực, do đó phải tới cơ quan này phản ánh và đề đạt nguyện vọng. Bên cạnh đó, chủ tịch UBND TP.Hà Nội cũng phải có trách nhiệm tiếp dân, giải quyết các khiếu nại của dân về việc này.

Theo ông Yên, một công trình không phải cái kim, ai chả biết. Rõ ràng công trình tồn tại đến bây giờ cho thấy công tác quản lý rất buông lỏng, để lại hậu quả rất lớn về mặt xã hội nên cơ quan chức năng phải có trách nhiệm giải quyết trên nguyên tắc: vi phạm pháp luật phải xử lý nghiêm.

"Việc đảm bảo quyền lợi của người dân là trách nhiệm của cấp chính quyền. Phải có người đứng ra chịu trách nhiệm chính trong chuyện này. Vấn đè này chúng tôi sẽ báo cáo Bộ trưởng Bộ Xây dựng, và chuyển xuống cho UBND TP.Hà Nội giải quyết", ông Yên nói.

Ngoài ra, theo đại diện Bộ Xây dựng, việc phá dỡ cũng cần phải có phương án cụ thể, phải do những người đủ trình độ chuyên môn lập, sau đó trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, đơn vị phá dỡ cũng phải có chuyên môn. Bộ Xây dựng sẽ chuyển những ý kiến, đề nghị của dân để thành phố kiểm tra ngay. Trường hợp phá dỡ không đúng điều kiện thì phải dừng lại.

Chia sẻ với người dân, ông Yên cũng khẳng định: "Tôi rất thông cảm với các bác là những người mua nhà ở dự án này. Chúng tôi sẽ yêu cầu các cấp có thẩm quyền xử lý."

Nguồn: batdongsan.com.vn
zalo