Nguy cơ thừa xi măng và bài toán đầu tư

thiết kế web btccorp
thiết kế website btccorp
công ty thiết kế web btccorp

Nguy cơ thừa xi măng và bài toán đầu tư

  • 18/08/2020
  • 115

Như vậy, nếu các nhà máy chạy hết công suất thì Việt Nam có thể sẽ dư thừa hơn 10 triệu tấn xi măng ngay trong năm nay. Vấn đề đặt ra là vì sao thời gian qua ngành xi măng phát triển quá nóng dẫn tới nguy cơ dư thừa và còn gây ra những ảnh hưởng không tốt cho môi trường?

Nguy cơ thừa xi măng?

Theo quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng đến năm 2010 và định hướng đến 2020, giai đoạn 2005-2010 có 53 dự án đầu tư nhà máy xi măng sẽ đi vào khai thác. Ngoài ra, còn có một số dự án nằm trong quy hoạch bổ sung và các dự án không nằm trong quy hoạch nhưng đã được đầu tư, thậm chí đã hoàn thành như Hướng Dương, Phúc Sơn 2, Vinakansai 2, Hòa Phát, Lam Thạch 2, La Hiên 2...

Còn nếu tính đến cuối năm 2011, dự kiến sẽ có 63 dự án hoàn thành và đi vào sản xuất, nhiều hơn 10 dự án so với quy hoạch. Trong số này có tới 22 dự án không có trong quy hoạch nhưng có trong quy hoạch bổ sung hoặc được báo cáo qua Bộ Xây dựng. Đó là chưa kể 12 dự án có trong quy hoạch nhưng chưa được triển khai (gồm Mỹ Đức, Sơn Dương, Thạch Mỹ, Liên Khê, Lâm Thao, Quang Minh, Lai Châu, Long Thọ, Sông Đà Yaly, Sông Đà, Tân Phú Xuân, Lào Cai).

Từ năm 2005-2009, mặc dù số dự án bổ sung chiếm khoảng 40% quy hoạch, nhưng lại được triển khai khá nhanh nhằm đáp ứng nhu cầu xi măng trong điều kiện cung không đủ cầu ở một số khu vực. Và nếu cứ theo đà phát triển như hiện nay, đến năm 2020 Việt Nam sẽ có tổng công suất sản xuất xi măng vào khoảng 130 triệu tấn. Dự kiến dân số Việt Nam vào năm 2020 sẽ vào khoảng 100 triệu và với mức tiêu thụ 1 tấn/người (tương đương mức tiêu thụ tại Trung Quốc - nước sản xuất xi măng nhiều nhất thế giới) thì lượng xi măng dư thừa sẽ vào khoảng 30 triệu tấn.

Còn hiện tại, với năng lực sản xuất như nói trên, tính đến hết năm 2009, Việt Nam đã đứng trong nhóm 10 quốc gia có sản lượng xi măng lớn nhất thế giới (Trung Quốc 1.370 triệu tấn/năm; Ấn Độ 160 triệu tấn/năm; Mỹ 113 triệu tấn; Nhật 68 triệu tấn; Thái Lan 65,7 triệu tấn... ).

Hạn chế đã muộn?

Tính toán của Hiệp hội Xi măng Việt Nam là vậy, nhưng theo số liệu của Vụ Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng) thì tình hình có hơi khác. Theo vụ này, năm 2010 toàn ngành có thể sản xuất khoảng 53 triệu tấn xi măng. Trong khi đó, lượng tiêu thụ dự báo đạt khoảng 50,5-51,5 triệu tấn. Như vậy, mức dư thừa là khoảng 1,5-2,5 triệu tấn, cần thiết để sẵn sàng đáp ứng khi thị trường có biến động.

Tuy nhiên, cả hai nơi đều nhận định với tốc độ phát triển như hiện nay, từ nay đến năm 2014 lượng xi măng dư thừa có thể lên tới 10% tổng sản lượng (tương đương 8 triệu tấn/năm). Vì vậy, để hạn chế nguồn cung xi măng, mới đây Hiệp hội Xi măng đã kiến nghị Bộ Xây dựng và Chính phủ tạm ngưng cấp phép các dự án xi măng đang hoặc chuẩn bị triển khai. Bộ Xây dựng cũng đã có văn bản đề nghị Thủ tướng Chính phủ dừng một số dự án có trong quy hoạch nhưng triển khai chậm hoặc triển khai chưa đáng kể và khó có điều kiện triển khai tiếp để điều tiết cung cầu.

Theo nguồn tin của TBKTSG, để hạn chế việc xây dựng các nhà máy xi măng, hiện Vụ Vật liệu xây dựng đang tiến hành soạn thảo các văn bản liên quan đến quy định về đảm bảo kỹ thuật, đặc biệt nhấn mạnh yếu tố môi trường, xem đó là một trong những tiêu chí số một khi xem xét các dự án xi măng mới. Còn hiện tại, để đảm bảo đầu ra, một số doanh nghiệp sản xuất xi măng đang tính tới phương án xuất khẩu. Song, ông Lê Văn Tới, Vụ trưởng Vụ Vật liệu xây dựng, cho rằng đó chỉ là biện pháp tình thế.

Việc phát triển nhanh ngành công nghiệp sản xuất xi măng để phục vụ công cuộc phát triển đất nước là một chủ trương đúng. Tuy nhiên, việc quy hoạch dẫn đến phát triển quá nóng, có nguy cơ dư thừa xi măng và quan trọng hơn là những tác động xấu đến môi trường. Liệu có quá muộn khi bây giờ các cơ quan quản lý nhà nước mới “ngộ ra” và đề xuất các biện pháp hạn chế?

Đơn cử như tỉnh Ninh Bình diện tích chỉ có 1.400 ki lô mét vuông nhưng hiện trên địa bàn tỉnh đã có đến 6-7 nhà máy xi măng lớn nhỏ. Đành rằng với một tỉnh có nhiều núi đá vôi như Ninh Bình thì phát triển ngành công nghiêp xi măng là một thuận lợi. Nhưng một tỉnh có diện tích nhỏ như vậy mà trong vòng hơn 10 năm đã cho ra đời 6-7 nhà máy sản xuất xi măng liệu có hợp lý?

Cứ cho mỗi nhà máy xi măng có số vốn đầu tư từ 50-250 triệu đô la Mỹ; mỗi năm mang về cho địa phương một khoản thuế, nhưng lấy đi hàng trăm ngàn tấn đá vôi và khoáng chất khác của tự nhiên. Mỗi một nhà máy xuất hiện là một quả núi sẽ có nguy cơ biến mất trong vòng 10-20 năm. Giữa cái được của hiện tại và cái mất trong lâu dài có lẽ cái giá mà thế hệ sau phải trả là cao nhất!

(Theo TBKTSG)

Nguồn: batdongsan.com.vn
zalo