Nhà chọc trời- điềm báo khủng hoảng kinh tế?

thiết kế web btccorp
thiết kế website btccorp
công ty thiết kế web btccorp

Nhà chọc trời- điềm báo khủng hoảng kinh tế?

  • 21/10/2020
  • 110

Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất dự kiến ​​sẽ bắt đầu khởi công xây dựng tháp Kingdom cao 3.280 feet (gần 1000m) vào tuần tới với chi phí khoảng  1,23 tỷ USD, các chuyên gia kinh tế e ngại đây sẽ là dấu hiệu báo trước một cuộc khủng hoảng kinh tế mới. 

Tháp Kingdom dự kiến sẽ cao hơn tòa tháp cao nhất đã được hoàn thiện Burj Khalifa của Dubai 573m và khiến cho Sky City ở Trung Quốc, dự kiến ​​sẽ cao gần 838m (nếu được hoàn thành) chỉ giữ danh hiệu tòa nhà cao nhất thế giới trong một thời gian ngắn.

Năm 2012, Công ty Barclays (Anh) đã công bố một báo cáo về chỉ số của các tòa nhà chọc trời trên thế giới cho thấy sự bùng nổ xây dựng, trùng với sự khởi đầu của suy thoái kinh tế.


Tháp Kingdom cao gần 1000m dự kiến sẽ được khởi công vào tuần tới tại Saudi Arabia. Ảnh: Smith Gill.

Trong báo cáo này, nhóm nghiên cứu của Barclays gồm Andrew Lawrence và nhóm của ông đã viết rằng: "Tòa nhà cao nhất thế giới chỉ đơn giản là dinh thự của một sự bùng nổ xây dựng tòa nhà chọc trời ở mức độ lớn hơn, phản ánh sự phân bổ sai phổ biến vốn và dự báo khủng hoảng kinh tế sắp xảy ra".

Nó không đơn thuần chỉ là tòa nhà cao nhất thế giới nếu nhìn một mình mà cần xem xét trong tương quan với số tòa nhà chọc trời đang được xây dựng và hồ sơ địa lý của chúng. Điều này là do các tòa nhà cao nhất "hiếm khi đứng một mình”, Andrew Lawrence  giải thích thêm.

Biểu đồ các tòa nhà chọc trời của Barclays.

Về cơ bản, biểu đồ các tòa nhà chọc trời của Barclays cho thấy thời điểm khởi công hoặc hoàn thiện một loạt các tòa nhà chọc trời nổi tiếng đều gắn liền với các cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực và toàn cẩu trong cùng thời gian đó.

Tòa nhà Equitable Life Building (1873)

Equitable Life Building được xây dựng trong 5 năm (1873-1878). Ảnh: Wikimedia Commons.

Cuộc đại suy thoái kinh tế Mỹ năm 1873, đặc biệt từ những thất bại ngân hàng đã kéo nền kinh tế Mỹ rơi vào một cuộc khủng hoảng kéo dài. Tuy nhiên, cũng tại thời điểm này tòa nhà chọc trời đầu tiên trên thế giới đã được xây dựng ở thành phố New York với độ cao  kỷ lục là 142 feet (43,28m).

Tòa nhà Auditorium (1889) và New York World (1890)

New York World được xây dựng bên cạnh tòa nhà Pulitzer. Ảnh: Wikimedia Commons.

Cả hai tòa nhà này đều xây dựng trùng thời điểm với cuộc khủng hoảng ngân hàng Anh những năm 1890.

Tòa nhà Auditorium  được xây dựng tại Chicago, Mỹ, cao  269 feet (82m) và hoàn thành vào năm 1889; Tòa nhà New York World cao 309 feet (gần 94,2m), hoàn thành vào năm 1890, trùng thời điểm với cuộc khủng hoảng ngân hàng Anh năm 1890 và suy thoái kinh tế thế giới.

Thánh đường Masonic, tòa nhà Manhattan Lifevà Tòa thị chính Milwaukee (1893)

Tòa thị chính Milwaukee. Ảnh: Richie Diesterheft/ Flickr.

Năm 1983, được đánh dấu bằng sự sụp đổ của ngành đường sắt Mỹ, mở đầu cho một cuộc khủng hoảng.

Thánh đường Masonic cao 302 feet (hơn 92m) ở Chicago, Tòa nhà Manhattan Life cao 348 feet (106m) và Tòa thị chính Milwaukee cao 353 feet (107,6m) đều được xây dựng trùng vào thời điểm khủng hoảng của Mỹ năm 1983 mở đầu bằng sự sụp đổ của ngành đường sắt, tiếp sau đó một chuỗi của thất bại của ngành ngân hàng và sự rớt giá của vàng.

Tòa nhà Park Row (1901)

Tòa thị chính thành phố Philadelphia, Mỹ. Ảnh: John Salvino/ Flickr.

Tòa nhà Park Row cao 391feet (119m) được xây dựng năm 1901 như một dự  báo trước cho sự sụp đổ của thị trường chứng khoán Mỹ và cuộc khủng hoảng trong cùng năm

Đây cũng là năm mà tòa nhà thị chính thành phố Philadelphia cao 511 feet (155,7m) được hoàn thành.

Tòa nhà Singer  và tòa nhà MetLife (1907)

Tòa nhà Singer, New York, Mỹ. Ảnh: Wikimedia Commons.

Việc xây dựng tòa nhà Singer cao 612 feet (186,5m) và tòa nhà MetLife  cao 700 feet (213,3m) tương ứng với cuộc khủng hoảng của Mỹ (1907-1910).

Cuộc khủng hoảng trong các ngân hàng diễn ra sau khi sàn chứng khoán Mỹ (NYSE) giảm gần 50% so với thời điểm đạt đỉnh và phản ánh một sự mở rộng tiền tệ thông qua việc ra đời của các công ty tin tưởng (công ty ủy thác, quỹ đầu tư).

Tòa nhà 40 Wall Street (1929), Chrysler (1930) và tòa nhà Empire State (1931)

Ảnh: REUTERS/Gary Hershorn.

Cả ba tòa nhà này được xây dựng trong cuộc đại suy thoái của kinh tế thế giới diễn ra từ năm 1929-1933.

Tòa nhà 40 Wall Street hoàn thành vào năm 1929 với độ cao 927 feet (282,5m), tiếp theo là tòa nhà Chrysler cao 1.046 feet (318,8m)xây dựng vào năm 1930, và tòa nhà Empire State xây năm 1931 với độ cao kỷ lục 1.250 feet (381m).

Trung tâm Thương mại thế giới (1972-1973) và Sears Tower (1974)

Trung tâm Thương mại thế giới, Mỹ. Ảnh: AP.

Trung tâm thương mại thế giới (tháp đôi) gồm hai tòa, tòa thứ nhất hoàn thiện năm 1972 và một năm sau đó tòa thứ hai cũng hoàn thành. Tiếp sau đó, năm 1974 tháp Sears ở Chicago cũng khánh thành.

Cả hai công trình kiến trúc chọc trời này xây dựng trùng hợp với thời điểm việc đầu cơ tiền tệ cho vay của Mỹ đang lan rộng ra nước ngoài.

Nó cũng trùng hợp với sự sụp đổ của hệ thống Bretton Woods, dẫn đến sự gia tăng giá dầu gây ra một cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, kéo theo đó là đầu cơ vào cổ phiếu, bất động sản, tàu biển và máy bay.

Tháp đôi Petronas (1997)

Petronas Towers. Ảnh: AP Photo/Mike Fiala.

Khủng hoảng kinh tế châu Á (1997-1998) đánh dấu bằng sự mất giá của đồng tiền, và đầu cơ chứng khoán và bất động sản.

Tòa tháp cao 1.483 feet (452m), tòa nhà cao nhất thế giới hoàn thành năm 1997 là sự báo trước một cuộc khủng hoảng trong khu vực.

Tháp Đài Bắc 101 (1999)

Tháp Đài Bắc 101. Ảnh: REUTERS/Pichi Chuang.

Việc xây dựng các Đài Bắc 1671 feet (509,3m) bắt đầu vào năm 1999 và được hoàn thành vào năm 2004. Thời gian này trùng với bong bóng công nghệ cao và suy thoái kinh tế trong những năm 2000.

Burj Khalifa (2010)

Burj Khalifa. Ảnh:AP.

Năm 2010 tòa nhà chọc trời Burj Khalifa được hoàn thành với độ cao 2.717 feet (828,1m), trùng hợp với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt đầu từ năm 2007 và kéo dài đến hiện nay.  Dộ cao của tòa tháp này đã vượt xa kỉ lục độ cao của tháp Đài Bắc 101 được xây trước đó.

Sky City ở Trung Quốc đang xây dựng

Mô hình Sky City nếu hoàn thiện. Ảnh cắt từ YouTube.

Sky City, dự kiến sẽ cao 2.749 feet (837,9m) bao gồm 220 tầng và có thể hoàn thiện trong 7 tháng nữa với tổng chi phí 628 triệu USD. Nó cũng được dự kiến sẽ là nơi cư trí của 30.000 người.

Tòa nhà này được xây đúng vào thời điểm mà nhiều chuyên gia kinh tế đang lo ngại về sự xuống đáy của bất động sản và sự chậm lại của tốc độ tăng trưởng kinh tế Trung Quốc.

Nguồn: batdongsan.com.vn
zalo