Nhà chung cư được bảo hành 3-5 năm

thiết kế web btccorp
thiết kế website btccorp
công ty thiết kế web btccorp

Nhà chung cư được bảo hành 3-5 năm

  • 12/11/2020
  • 99

1. Bảo hành căn hộ chung cư

Tôi có mua một căn hộ chung cư nhưng trong hợp đồng không quy định thời hạn bảo hành căn hộ. Như vậy, căn hộ của tôi sẽ được bảo hành trong thời gian bao lâu?

Võ Thị Chúc (chucquan478...@yahoo)

Bà Nguyễn Thị Phấn, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường quận 5:

Theo khoản 4 Điều 74 Luật Nhà ở, thời hạn bảo hành nhà chung cư được tính từ ngày chủ đầu tư ký biên bản nghiệm thu nhà ở để đưa vào sử dụng. Đối với nhà chung cư từ chín tầng trở lên, thời hạn bảo hành không ít hơn 60 tháng. Đối với nhà chung cư từ bốn đến tám tầng, thời hạn bảo hành không ít hơn 36 tháng.

Thời hạn bảo hành trên chỉ áp dụng cho những chung cư mua từ ngày 1-7-2006 trở về sau.

2. Giảm mức bồi thường

Do lâu ngày bị xuống cấp nên căn nhà của tôi đã gây ra một số thiệt hại cho ba hộ liền kề. Hiện vụ tranh chấp đã được đưa ra tòa án. Trong những trường hợp nào thì tòa sẽ xem xét, chấp thuận cho giảm mức bồi thường?

Nguyễn Ngọc Quang (Quận 1)

Thẩm phán Nguyễn Hoàng Đạt, Phó Chánh Tòa dân sự, TAND TP.HCM:

Theo Điều 627 Bộ luật Dân sự, chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao quản lý, sử dụng nhà cửa phải bồi thường thiệt hại nếu để nhà cửa bị sụp đổ, hư hỏng, gây thiệt hại cho người khác. Người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường, nếu do lỗi vô ý mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình.

3. Xác nhận thay đổi trên “giấy hồng”

Tháng 4 vừa qua, tôi có xin phép xây dựng thêm khoảng 20 m2. Nay tôi muốn làm “giấy hồng”cho phần nhà trên thì phải làm sao ?

Đình Vỹ (Quận Gò Vấp)

Ông Trần Anh Tuấn, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường quận Gò Vấp:

Theo Điều 19 Quyết định 54 ngày 30-3-2007 của UBND TP.HCM, hồ sơ xin xác nhận thay đổi trên “giấy hồng” gồm có: đơn đề nghị (nêu rõ lý do xác nhận thay đổi); “giấy hồng” của căn nhà cũ; giấy phép xây dựng phần xây thêm; bản vẽ sơ đồ nhà ở, đất ở theo hiện trạng mới. Hồ sơ nộp tại UBND quận nơi căn nhà tọa lạc.

4. Nhà lấn kênh, rạch không được cấp “giấy hồng”

Năm 2003, do căn nhà đang ở xuống cấp trầm trọng nên gia đình tôi đã tự dỡ bỏ để xây dựng lại. Nay đi xin cấp “giấy hồng” thì quận từ chối giải quyết với lý do “một phần nhà nằm trên hành lang bảo vệ kênh, rạch”. Cách xử lý này có đúng không?

Nguyễn Thị Ty (Quận Bình Tân)

Bà Nguyễn Thị Thanh Nga, Phó phòng Tài nguyên và Môi trường quận Bình Tân:

Theo khoản 1b Điều 5 Quyết định 54 ngày 30-3-2007 của UBND TP.HCM, những trường hợp nhà ở xây dựng lấn chiếm mốc giới bảo vệ các công trình hạ tầng kỹ thuật như hành lang bảo vệ sông, rạch, kênh... thì không được cấp “giấy hồng”. Như vậy, phần nhà nằm trên hành lang bảo vệ an toàn kênh, rạch mà bà nêu trong thư sẽ không được công nhận. Nếu phần nhà còn lại đủ điều kiện để cấp “giấy hồng” thì vẫn được cấp theo quy định.

5. Sang tên nhà từ con sang mẹ?

Cách đây 20 năm, tôi có đưa cho người con trai 10 triệu đồng để mua một căn nhà do cơ quan bán và con trai tôi được đứng tên trên giấy chủ quyền. Sau đó, con trai tôi tiếp tục đứng tên mua một căn hộ chung cư ở quận 4 và để nhà này cho tôi và con gái ở. Nhiều lần tôi đề nghị con trai tôi sang tên căn hộ cho tôi nhưng con tôi không đồng ý. Tôi phải làm sao?

Mai Thị Kim Thu (Không rõ địa chỉ)

Luật sư Nguyễn Đình Hùng (Đoàn luật sư TP.HCM):

Điều 164 Bộ luật Dân sự quy định: “Chủ sở hữu là cá nhân có đủ ba quyền là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt tài sản”. Điều 21 Luật Nhà ở cũng cho phép chủ sở hữu nhà ở được quyền bán, tặng cho... nhà ở thuộc sở hữu của mình.

Khi đang đứng tên làm chủ sở hữu căn hộ chung cư, người con của bà có quyền quyết định việc sang tên cho bà theo ý muốn. Đối với căn nhà đã mua 20 năm trước, nếu không thỏa thuận được về số tiền đã bỏ ra, bà có thể khởi kiện đến TAND cấp huyện để được xem xét, giải quyết.

6. Tranh chấp quyền sở hữu nhà?

Trước giải phóng, ông A có hai vợ. Năm 1991, ông A và vợ hai được quận cấp giấy phép hợp thức hóa quyền sở hữu nhà. Đến năm 2005, ông A và vợ hai đã tặng cho nhà cho một người con. Sau khi ông A mất, người vợ thứ nhất đã quay về đòi chia đôi căn nhà trên. Phải xử lý sao với yêu cầu này?

Phạm Thị Lục (577 Hậu Giang, quận 6)

Luật sư Trần Thị Miền, Đoàn luật sư TP.HCM:

Về nguyên tắc, người đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà được xem là chủ sở hữu hợp pháp của căn nhà và có toàn quyền định đoạt nhà. Nếu có căn cứ chứng minh căn nhà trên là tài sản chung giữa mình với ông A và việc cấp giấy chủ quyền của UBND quận là không đúng quy định, người vợ thứ nhất có thể khởi kiện đến TAND quận để tranh chấp quyền sở hữu nhà với người con nêu trên.

Theo Pháp luật TP

Nguồn: batdongsan.com.vn
zalo