Nhà ở xã hội 30 Phạm Văn Đồng xuất hiện giao dịch “ngầm”?

thiết kế web btccorp
thiết kế website btccorp
công ty thiết kế web btccorp

Nhà ở xã hội 30 Phạm Văn Đồng xuất hiện giao dịch “ngầm”?

  • 17/11/2020
  • 100

Theo thông báo kế hoạch bán hàng của Công ty Bắc Hà (chủ đầu tư NOXH Phạm Văn Đồng), trong lần bán hàngn đợt 3 có lượng căn hộ là 63, chủ đầu tư nhận hồ sơ từ 30/1 - 2/2 và sẽ đăng tải kết quả chấm điểm dự kiến chậm nhất vào 23/2, ký hợp đồng từ 2/3 - 4/3.

Tuy nhiên, tới ngày 16/4, website chính thức của Sở Xây dựng Hà Nội cũng chưa đăng tải các thông tin liên quan về dự án này. Ngoài ra, khách hàng cũng không thể nào tìm được website chính thức của chủ đầu tư khiến họ vô cùng gian nan trong việc xem kết quả (chấm điểm). Thực trạng này buộc không ít khách hàng phải tìm cách gặp trực tiếp chủ đầu tư.

Sẽ lên hỏi Sở Xây dựng?

Không ít khách hàng vẫn đang ráo riết săn lùng, cố tìm cách mua được căn hộ tại dự án này dù hạn nhận hồ sơ đã hết. Thậm chí, khi trao đổi với người viết bài, có trường hợp khách hàng còn “đe” sẽ tìm gặp Sở Xây dựng để làm rõ vấn đề bán hàng của chủ đầu tư.

Trong số các khách hàng trên có chị Ngọc Minh (hiện đang làm việc trong cơ quan truyền hình tại Hà Nội) cho biết, trong đợt bốc thăm lần đầu vào 25/12/2013 chị đã trúng căn số 1505 với giá khoảng 14,5 triệu đồng/m2. Tuy nhiên, tại thời điểm nộp tiền cho chủ đầu tư, gia đình chị có vấn đề đột xuất nên chị không thể đến hẹn theo thông báo.

Hy vọng có thể lấy lại được đúng căn hộ số 1505 (hồ sơ pháp lý đầy đủ và đạt yêu cầu), ngày 13/4/2014, chị Minh tìm tới trụ sở chủ đầu tư để đặt vấn về việc sẵn sàng nộp lại hồ sơ cũ để được quyền mua lại căn hộ này. Nhưng trái với mong đợi, chị Minh nhận được câu trả lời “vị trí đẹp như thế thì hết rồi. Đi về đi!"

Nhà ở xã hội
Dự án nhà ở xã hội 30 Phạm Văn Đồng, quận Cầu Giấy hiện đã thi công gần xong phần thô, ảnh chụp ngày 15/4/2015

Theo suy luận của chị Minh, nguồn sản phẩm của dự án chưa thể hết nhanh chóng như vậy được và có thể đã có một lượng lớn giao dịch mua bán ngầm giữa cán bộ nhân viên Công ty Bắc Hà. Vì theo chị, trong đợt bốc thăm lần 1, có rất nhiều nhân viên công ty này trúng căn hộ.

“Tôi định sẽ tới Sở Xây dựng để nhờ cơ quan công quyền xác thực xem dự án này có còn sản phẩm hay không, có hay không việc mua bán ngầm giữa các nhân viên Công ty trước khi sản phẩm đến được tay người tiêu dùng. Vì khoảng 2 ngày nay, tôi liên tục được một số môi giới chèo kéo bán lại căn hộ với giá chưa tới… 20 triệu đồng/m2?!”

Một chi tiết đáng lưu ý khác, vào đầu năm 2015, ngân hàng (BIDV) vẫn gọi điện hỏi khách nguyên nhân chưa đến đóng tiền đợt 2. Do đó, khách hàng đã đặt nghi vấn: nghĩa là suất căn hộ 1505 vẫn được giữ nguyên bộ hồ sơ cũ (tức vẫn đứng tên chị Minh) và có thể đã được chủ đầu tư sang tay cho người khác.

Trong chuyện này, tất nhiên có “lỗi” trước là phía khách hàng do không tới đóng tiền theo thông báo. Nhưng về phía dự án, đây cũng có thể là dấu hiệu doanh nghiệp đã “tuồn hàng” cho thứ cấp bán chênh; dẫn đến việc chậm công khai kết quả đợt 3 và bán hàng như thời bao cấp.

Bẫy pháp lý vẫn rình rập với những khách hàng "liều"

Một trường hợp khác cũng mua nhà tại dự án này là anh Phạm Dương- một nhân viên công chức ngành môi trường, anh này vẫn nhớ như in vì “suýt ăn quả lừa” khi mua sản phẩm qua nguồn thứ cấp.

"Ngắm" được dự án này nằm gần trung tâm, gần nơi làm việc, giá thành cũng “mềm” hơn so với các sản phẩm thương mại nằm cùng khu vực Cầu Giấy, đồng thời lại được vay gói 30.000 tỷ đồng, anh Dương đã có ý định mua căn hộ dự án từ khi bốc thăm đợt 1 (cuối năm 2013).

Tuy nhiên, vì lúc đó dự án chưa khởi công nên anh Dương đã không dám… liều vì cũng lo ngại khoản chậm tiến độ. Tới đầu năm nay, khi thấy dự án đạt tiến độ ổn định, anh quyết định liên hệ chủ đầu tư để hỏi mua thì được trả lời “đã bán hết”. Vẫn thấy tiếc nơi an cư giá rẻ, anh này quyết định mở rộng kênh tìm kiếm và nhận được nhiều đề nghị bán lại suất căn hộ.

May mắn cũng đã mỉm cười với khách hàng này khi “đến tháng 3, không lâu sau khi đăng tin cần mua căn hộ dự án, tôi cũng tìm được một căn phù hợp từ một chủ sở hữu khác. Dù phía người bán sẵn sàng viết tất cả các loại giấy tờ để có thể sang tên nhượng nhà nhưng chiếu theo quy định của pháp luật thì giao dịch mua bán kiểu này là sai”, anh Dương cho biết.

Cán bộ trẻ (khoảng 28 tuổi) này tỏ ra khá am tường về hoạt động mua bán thứ cấp căn hộ tại dự án 30 Phạm Văn Đồng. Theo anh này, “hiện tại có rất nhiều người muốn bán lại căn hộ với cái tên suất ngoại giao, mức giá chênh cũng có nhiều loại”. Ngoài ra, mức giá gốc (người bán nêu) của chủ dự án là 14,9 triệu đồng/m2 nhưng giá giao dịch thực trên thị trường rơi vào tầm 16,5 - 17 triệu đồng/m2.

Anh Dương cho biết, người bán căn hộ thỏa thuận với anh là chỉ cần giao đủ tiền, ký thỏa thuận giấy tờ (có công chứng) rồi cứ thế dọn vào căn hộ ở. Không cần phải lo gì cả. Vốn có kiến thức chuyên môn và cảnh giác, khách hàng này đặt câu hỏi về tính hợp pháp của kiểu giao dịch và căn hộ có được cấp chứng nhận sở hữu hay không? Thấy môi giới tỏ ra khá ấp úng, anh Dương đã quyết định từ bỏ việc mua căn hộ.

Thực tế cho thấy, khả năng thành công của giao dịch “sang tay” như trên hoàn toàn bằng không. Bởi, theo anh Dương, nếu như hai bên cùng tới gặp chủ dự án để được hỗ trợ theo hướng: chủ sở hữu bán lại cho doanh nghiệp, rồi người mua mới sẽ nộp hồ sơ bổ sung để được suất mua căn đó thì “Chủ đầu tư đâu có dại mà đi ngược quy định sau 5 năm mới được mua bán NƠXH để bán hàng kiểu đó. Họ đâu có được lợi gì. Có chăng, nhiều người chỉ vì quá cần chỗ ở mà đành nghiến răng chấp nhận mua bán dưới gầm bàn thì rất có thể sẽ lĩnh đủ trái đắng”, anh Dương phân tích.

Trong cả 2 trường hợp cụ thể nêu trên, ít nhiều đều có dấu ấn của thứ cấp tác động trực tiếp tới thị trường. Trái lại, doanh nghiệp cũng ở trong trạng thái “chưa sai luật”. Vấn đề ở chỗ, tại sao nguồn hàng NƠXH lại có thể tung hứng một cách thoải mái như vậy?

Nguồn: batdongsan.com.vn
zalo