Nhà ở xã hội tại Bình Dương: Còn gian nan...

thiết kế web btccorp
thiết kế website btccorp
công ty thiết kế web btccorp

Nhà ở xã hội tại Bình Dương: Còn gian nan...

  • 11/11/2020
  • 93


Ngoài một số DN xây nhà ở công nhân nhằm giữ chân công nhân, tại Bình Dương chưa có nhà ở xã hội và nhà ở cho NTNT nào hoàn thành.
(Dự án nhà ở cho công nhân của Cty May mặc 3/2)

Nhiều năm trước, khi khái niệm nhà ở xã hội và nhà ở cho NTNT còn chưa định hình thì có không ít DN Bình Dương mạnh dạn bỏ vốn đầu tư xây nhà để bán lại cho người dân với giá cả phải chăng.

DN chưa mặn mà

Đi tiên phong cho xu hướng này phải nói đến DN tư nhân dịch vụ thương mại Hải Long (DN Hải Long). Xuất phát từ nhu cầu của người lao động làm việc tại khu công nghiệp (KCN) Sóng Thần và các vùng lân cận, năm 2004 DN Hải Long đầu tư chung cư Sóng Thần tại KCN Sóng Thần, huyện Dĩ An. Chung cư được xây dựng 6 tầng, 205 căn hộ với giá bán 5 - 5,3 triệu đồng/m2 và chỉ sau thời gian ngắn, các căn hộ này đã bán hết. Từ thành công ban đầu, năm 2005 DN Hải Long đầu tư chung cư Hoàng Long kế cận cao 12 tầng với 125 căn hộ, giá bán 5,5 đến 5,7 triệu đồng/m2. Tiếp đó, năm 2008 DN Hải Long đầu tư chung cư An Bình cũng tại huyện Dĩ An cao 17 tầng với 460 căn hộ. Giống như chung cư Sóng Thần ban đầu, chỉ sau thời gian ngắn chung cư Hoàng Long hay chung cư An Bình đều bán hết.

Với những thành công của DN Hải Long, theo logic thì những năm qua lẽ ra sẽ có thêm nhiều khu căn hộ như mô hình trên phát triển nhằm đáp ứng cho một bộ phận người lao động có thu nhập thấp. Tuy nhiên vì nhiều lý do mà DN ngán ngại với mô hình này dù rằng trên địa bàn có đến hơn 200 DN đang sở hữu chừng đó số lượng dự án khu dân cư “mênh mông” đất. Ngay trong danh sách 23 dự án nhà ở xã hội, cho sinh viên, công nhân và NTNT đã phê duyệt trên địa bàn Bình Dương, hiện chỉ có vài DN xây dựng nhà ở công nhân nhằm giữ chân người lao động, còn lại thì có dự án đang trình hồ sơ mời thầu, dự án thì đang thỏa thuận địa điểm, dự án thì khởi công rồi để đó... Dù có kinh nghiệm như DN Hải Long, trong 2 năm qua cũng chưa có thêm dự án nào đi vào hoạt động. Đại diện DN này cho biết “Để thuận lợi cho NTNT tiếp cận với căn hộ chung cư thì cần cụ thể rõ ràng chính sách ưu đãi cho nhà đầu tư chứ không thể nói chung chung như hiện nay. Nếu không thì khó khuyến khích DN mạnh dạn đầu tư”.

Hai vướng mắc

Bình Dương là một trong 3 địa phương được Chính phủ cho phép thí điểm xây dựng nhà ở xã hội đầu tiên nhưng đến nay rất ít dự án được triển khai. Ý kiến của nhiều nhà đầu tư đều cho rằng, Nhà nước cần có các chính sách kích cầu, ưu đãi đầu tư để thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực nhà ở xã hội, nhà ở sinh viên, nhà ở công nhân và nhà ở cho NTNT nhằm huy động được nhiều kênh vốn đầu tư vào thì mới hiệu quả. Bên cạnh đó, đại diện Cty cổ phần đầu tư Tân Thịnh Lợi còn cho rằng: “Nên bỏ những thủ tục không cần thiết và các giấy phép con như điện, nước, internet... Bởi DN muốn bán được nhà thì đương nhiên DN phải tự lo các dịch vụ đó. Nếu không có những dịch vụ đó thì DN khó bán được nhà”. Cùng quan điển này, Giám đốc DN Hải Long - Huỳnh Thị Thanh Xuân nêu: “Khó khăn lớn nhất đối với các DN hiện nay là trình tự, thủ tục cấp phép xây dựng quá dài và rất lòng vòng. Thường mỗi khi thẩm định dự án tại Sở Xây dựng mất khoảng 2 tháng, qua Phòng cháy chữa cháy thẩm định mất hai tháng nữa. Nếu có trục trặc gì thì chủ đầu tư phải thiết kế lại, lại mất thêm chừng đó thời gian nữa. Mà mỗi lần thẩm định như vậy DN phải mất cả trăm triệu đồng. Theo tôi, Sở Xây dựng nên hướng dẫn quy trình rõ ràng, cụ thể từ đầu để DN theo đó mà làm, tránh tình trạng khi DN thiết kế xong, trình lên cấp có thẩm quyền không phải chỉnh sửa nhiều lần. Nếu quy trình còn kéo dài như hiện nay thì nhà ở xã hội sẽ không thành công vì dòng vốn sẽ chảy đi nơi khác” - bà Xuân cho biết.

Vấn đề được dư luận quan tâm nhất hiện nay là những dự án nhà ở xã hội và nhà ở cho NTNT liệu giá cả có thấp như mục tiêu đặt ra? Tại Bình Dương, trong 2 dự án được khởi công là dự án nhà ở xã hội Phú Hòa do Sở Xây dựng tỉnh đầu tư có diện tích 3.979,86 m2 với vốn đầu tư 25,2 tỷ đồng và dự án nhà ở cho NTNT do Tập đoàn Phát triển nhà và Đô thị (HUD) đầu tư có tổng diện tích sử dụng 72.477,9 m2 với tổng vốn đầu tư trên 555 tỷ đồng. Với dự án do Sở xây dựng đầu tư, giá xây dựng tính cho 1 m2 hơn 6,3 triệu đồng; còn dự án của HUD, nếu đem vốn đầu tư tính cho diện tích sử dụng, ước tính ban đầu có giá đầu tư hơn 7,6 triệu đồng/m2. Với giá cả như vậy so với mặt bằng chung của tỉnh thì không thấp. Đó là chưa nói đến việc nhà đầu tư tính thêm chi phí phát sinh, trượt giá... trong quá trình đầu tư. Từ thực tế như vậy, dù trông đợi nhưng với NTNT và công nhân lao động với đồng lương có hạn sau khi trừ cái ăn, cái mặc thì thu nhập còn lại nếu đi thuê đã là chuyện khó chứ chưa nói đến mua nhà...

(Theo DDDN)


Nguồn: batdongsan.com.vn
zalo