Nhà siêu mỏng: Mối nguy hiểm rình rập

thiết kế web btccorp
thiết kế website btccorp
công ty thiết kế web btccorp

Nhà siêu mỏng: Mối nguy hiểm rình rập

  • 10/11/2020
  • 129
Cận cảnh

Công trình xây dựng cầu Hoàng Hoa Thám (nối quận 1 và quận Phú Nhuận, Tp.HCM) vừa mới thông xe thì phía đầu cầu quận 1 đã xuất hiện một loạt nhà siêu mỏng, siêu méo. Căn nhà đáng chú ý nhất trong số những căn nhà siêu mỏng, siêu méo diện tích chỉ khoảng 10m2, nhìn tổng thể căn nhà có hình tam giác, góc nhọn của căn nhà này chỉ vừa đủ để đặt một viên gạch. Cạnh dài nhất của căn nhà khoảng 5m, cạnh còn lại chỉ khoảng 1,2m. Với diện tích “bé bằng hộp diêm” ấy nhưng chủ nhà cũng “chất” lên 2 tầng.

Nhà vừa siêu mỏng, vừa siêu méo ở Tp.HCM. Ảnh: Công Bằng

Tầng trệt được xây dựng kiên cố, tầng trên được làm bằng vật liệu tạm và lấn ra không gian xung quanh khá nhiều. Khu vực đầu cầu Hoàng Hoa Thám phía quận 1 không chỉ có một căn nhà siêu mỏng, mà ít nhất là 3 căn. Có căn diện tích còn lại chỉ khoảng 6m2, chiều sâu một đầu khoảng 4 tấc, đầu kia chỉ khoảng 1m, trong khi chiều ngang mặt tiền khoảng gần 4m. Lên đến tầng 2, chủ nhà tận dụng không gian lấn ra gần 1m, cộng thêm một mái hiên di động, đã biến mảnh đất chỉ khoảng 6m2 ấy thành một căn nhà dị dạng.

Một căn nhà khác, bề ngang khoảng 4m, chiều sâu 1m tổng diện tích khoảng 4m2 nhưng cũng đủ để chủ nhân biến thành một của hàng sửa xe gắn máy... Tương tự, trên các tuyến đường mới giải tỏa gần đây tình trạng nhà siêu mỏng, siêu méo cũng xuất hiện khá nhiều. Đường Tân Sơn Nhất - Bình Lợi (đang trong giai đoạn giải tỏa) một số đoạn mới giải tỏa xong đã xuất hiện khá nhiều căn nhà siêu mỏng. Hầu hết các căn nhà này đều tận dụng phần diện tích còn lại sau giải tỏa từ 4 đến 8m2 để sửa lại thành một căn nhà hoặc một cửa hàng làm dịch vụ. Hỏi chuyện một người thuê cửa hàng trên đường   Tân Sơn Nhất - Bình Lợi, trên địa bàn quận Thủ Đức, thì được cho biết, sau khi giải tỏa, diện tích còn lại chỉ có 6m2. Ông chủ đã sửa chữa lại thành một cửa hàng và cho thuê để làm tiệm uốn tóc.

Còn tại TP.Cần Thơ, đất không chật, người không đông như Hà Nội hay Tp.HCM nhưng có tới 128 trường hợp nhà siêu mỏng và ngày càng gia tăng thì thật khó hình dung. Năm 2009, khi chưa hình thành QL nam sông Hậu, đoạn giữa hai đường 3.2 và 30.4, nhà siêu mỏng đã bắt đầu mọc lên; trong đó có nhà xây đến 2 tầng, có nhà chiều ngang chỉ hơn 1m; Trên đường Mậu Thân (đoạn thuộc phường An Phú) có nhà siêu mỏng diện tích chỉ vỏn vẹn chưa tới 2m2!

Thương lượng - giải pháp bất khả thi

Chủ trương của lãnh đạo TP.Cần Thơ và quận Ninh Kiều (nơi tập trung dạng nhà siêu mỏng nhiều nhất ở Cần Thơ) là không để tồn tại nhà siêu mỏng. Ấy nhưng, khoảng cuối năm 2009, việc đập bỏ một số căn nhà siêu mỏng mới xây dựng chưa lâu tại đây được tiến hành, nhưng nửa chừng thì ngừng lại. Theo UBND quận Ninh Kiều, do các hộ gia đình xây nhà siêu mỏng có đơn xin để mở ki-ốt bán hàng. Tới thời điểm này, số nhà siêu mỏng xuất hiện ở TP.Cần Thơ từ năm 1994 đến nay đã phải đập bỏ không đáng kể. Có những căn nhà siêu mỏng xuất hiện trên dưới 10 năm khi nâng cấp mở rộng đường 30.4, Mậu Thân tới nay vẫn tồn tại.

Các hộ dân cất nhà siêu mỏng đều thừa nhận không được cấp phép xây dựng. Tuy nhiên, theo ông Phạm Văn Sơn (ở P.Hưng Lợi), trước đây ông có quyền sử dụng trên 630m2 đất trên đường 3.2, bị thu hồi khi mở đường chỉ còn trên 90m2 (lại bị chia cắt nằm hai bên đường). Sau trên 2 năm đất bị thu hồi vẫn chưa được cấp nền tái định cư nên phải cất nhà siêu mỏng để ở. Còn ông Mai Thanh Tuấn (ở phường Thới Bình) bị thu hồi đất trên đường Xô Viết Nghệ Tĩnh cho biết, có đề nghị chủ dự án nâng cấp đường thu hồi luôn phần diện tích còn lại, song không được đồng ý.   

Vì vậy, không ít chủ các phần đất không đủ chuẩn xây dựng cứ quyết định xây nhà để kinh doanh (hoặc cho thuê), còn chuyện phải... đập bỏ tính sau. Cũng chính yếu tố này nên việc để cho các hộ dân tự thương lượng hầu như rất ít đạt kết quả. Trường hợp căn nhà số 60A đường Mậu Thân (phường Xuân Khánh) là một ví dụ. Trước khi đường được mở rộng, căn nhà này có bề ngang 2,9m, chiều sâu 10m. Sau khi mở đường (năm 1995), diện tích căn nhà chỉ còn vỏn vẹn 2,43m2. Vừa qua, ông Lưu Văn Đẹp chủ hộ căn nhà lầu 4 tầng phía sau nhà 60A có ý mua lại căn nhà này. Việc chuyển nhượng bất thành vì chủ hộ nhà 60A kêu giá 500 triệu đồng, trong khi ông Đẹp chỉ trả giá 220 triệu đồng.

Điều đáng chú ý là, giải pháp để dân tự thương lượng với nhau giữa những nhà mặt tiền nhưng đất quá hẹp với nhà phía trong đều là một trong những giải pháp của các TP này. Và hầu hết các cuộc thương lượng đều không thành. Điều đó cũng cho thấy, giải pháp này được đưa ra nhưng chưa được tính đến tính  khả thi và hậu quả là...

(Theo Lao Động)

Nguồn: batdongsan.com.vn
zalo