Nhiều công trình đắp chiếu, lỗi tại ai?

thiết kế web btccorp
thiết kế website btccorp
công ty thiết kế web btccorp

Nhiều công trình đắp chiếu, lỗi tại ai?

  • 26/10/2020
  • 106
>>    Ám ảnh nỗi lo lỗ nặng khi khung giá vênh nhau

Điều đáng nói là trao đổi với PV Lao Động ngày 21/11, lãnh đạo Sở Xây dựng Hà Nội lại khẳng định: Báo giá của sở chỉ là để tham khảo và công trình chậm là do trách nhiệm của chủ đầu tư (CĐT).

Thi công kiểu túc tắc

Dự án khu sản xuất tập trung làng nghề đồ gỗ Vân Hà (huyện Đông Anh, HN) hiện là nạn nhân của kiểu thi công như vậy. Được lập ra với mục tiêu bảo vệ môi trường, tránh tình trạng ô nhiễm làng nghề, dự án khởi công từ tháng 6/2010, nhưng đến nay vẫn dừng ở phần san nền.

Theo ông Nguyễn Xuân Khánh -  chỉ huy trưởng công trình dự án Vân Hà thuộc CTCP phát triển đầu tư xây dựng VN - Cty trúng thầu dự án từ tháng 6/2010, nhưng ngày 8/4/2011, UBND huyện mới tổ chức cưỡng chế GPMB xong và đến lúc này giá VLXD bắt đầu lên quá cao so với công bố giá mà Sở Xây dựng đưa ra để thanh toán cho nhà thầu. “Chỉ tính khâu san nền, giá nhân công cũng đã tăng đến 100.000 – 150.000đ/người/ngày công trong khi áp giá của Nhà nước đưa ra để thanh toán chỉ 78.000đ/người/ ngày công. Nếu cứ tiếp tục thi công và chủ đầu tư thanh toán theo công bố giá của Sở Xây dựng thì với công trình giá trị 54 tỉ đồng ký ban đầu, nhà thầu sẽ phải chịu lỗ từ 15 – 20 tỉ đồng” - ông Khánh nói. Đó cũng là lý do vì sao mà dân ngóng chờ thì cứ việc, còn công trình thì vẫn cứ diễn ra theo kiểu vừa làm vừa nghỉ!

Bên cạnh đó, dự báo giá các loại VLXD từ nay đến cuối năm sẽ tiếp tục tăng do nhu cầu xây, sửa nhà cửa để đón tết của người dân tăng mạnh và nhiều dự án đang trong quá trình hoàn thiện cũng là một trong những nguyên nhân khiến nhiều nhà thầu đã chọn cách thi công cầm cự.

Nhiều công trình đắp chiếu, lỗi tại ai? | ảnh 1
Khung giá còn nhiều tranh cãi, nên nhiều công trình chậm tiến độ. Ảnh: B.A

Lãnh đạo Sở Xây dựng nói gì?

Hiện các tính toán trượt giá căn cứ theo hợp đồng gốc, lấy các chỉ số theo Tổng cục Thống kê thì giá trị tăng bình quân cho các hạng mục được tính trượt giá chỉ khoảng 15%. Tuy nhiên, trên thực tế, các chi phí thi công từ đầu năm đến cuối năm đã vượt từ 1,5 - 2,5 lần, như thép tăng 165%, vật liệu đắp từ 150% đến 200%, cát thoát nước tăng 200%... Do vậy, nhiều nhà thầu cho rằng, phần trượt giá theo hợp đồng không phản ánh đúng so với biến động của thị trường. Trong đó, chi phí tăng do chậm bàn giao mặt bằng, nhưng nhà thầu vẫn phải hứng chịu.

Tuy nhiên, trao đổi với PV Lao Động về vấn đề này, ông Trần Hợp Dũng - Trưởng phòng Quản lý kinh tế (Sở Xây dựng HN) - cho rằng, bảng giá VLXD do Sở Xây dựng cùng với Sở Tài chính công bố là để làm cơ sở tham khảo cho các chủ đầu tư sử dụng nguồn vốn nhà nước do TP.Hà Nội quản lý, lập dự toán và điều chỉnh dự toán. Và vì chỉ là giá tham khảo nên việc công bố giá không thể đáp ứng được hết tính chính xác, đầy đủ của một địa điểm thi công cụ thể.

“Các thông tư hướng dẫn của bộ đã quy định, trách nhiệm của CĐT trong việc lập dự toán công trình, kể cả việc nghiệm thu - thanh quyết toán phải căn cứ vào thực tiễn để xây dựng giá. Công bố giá của sở hiện nay được công khai để chia sẻ thông tin. CĐT có thể căn cứ vào đó để xem giá mình thanh toán đã đúng chưa. Tuy nhiên, địa bàn HN rất rộng, giá vật liệu ở nơi này không thể giống với giá sản phẩm cùng loại ở nơi khác. Nếu CĐT mà lấy nội dung công bố giá của Sở Xây dựng để làm cơ sở lập dự toán thanh - quyết toán thì CĐT phải chịu trách nhiệm về việc lấy thông tin đó” - ông Dũng nói.

Ông Dũng cũng khẳng định, những công trình để dây dưa kéo dài không hoàn toàn do lỗi của nhà thầu, mà một phần còn do năng lực của CĐT: “Tôi lấy ví dụ: Sở Xây dựng ngoài chức năng quản lý nhà nước cũng được UBND TP giao làm CĐT. Sở Xây dựng cũng phải thành lập bộ phận xây dựng giá vật liệu nội bộ. Có những loại vật liệu, những loại trang thiết bị không đơn vị nào trong sở có đủ năng lực để tổ chức thực hiện thì Sở Xây dựng phải ký hợp đồng thuê tư vấn thẩm định giá. Nghĩa là, CĐT có thể làm việc đó hoặc có thể thuê tổ chức có năng lực để thực hiện, để dự án triển khai đúng chất lượng, đúng tiến độ, để công trình đình trệ kéo dài, để cho giá của nhà thầu bị thanh toán trên thực tế bị thấp là CĐT làm không hết trách nhiệm của mình”.

Như vậy, lỗi ở đây do giá VLXD leo thang; khung giá của Sở Xây dựng đưa ra lạc lõng, thấp hơn hẳn so với giá thực tế; hay do tắc trách của CĐT thì vẫn còn tranh cãi. Điều người dân mong đợi ở đây là cần đẩy nhanh tiến độ các dự án, không thể để kéo dài tình trạng hàng trăm công trình tiền tỉ đắp chiếu nằm chờ tháo gỡ như hiện nay!

(Theo LĐO)

Nguồn: batdongsan.com.vn
zalo