Nhiều doanh nghiệp chuyển sang nhà giá rẻ

thiết kế web btccorp
thiết kế website btccorp
công ty thiết kế web btccorp

Nhiều doanh nghiệp chuyển sang nhà giá rẻ

  • 06/11/2020
  • 90

Sáng 9-8, Hiệp hội Bất động sản Việt Nam phối hợp với Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản - Bộ Xây dựng, tổ chức hội thảo về tài chính và thị trường bất động sản. Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam Nguyễn Trần Nam đặt mục tiêu cho hội thảo là tìm ra những giải pháp để giải quyết khó khăn về vốn trước mắt cho các doanh nghiệp.

Đầu tư dàn trải rất nguy hiểm

Thực tế hiện nay bất động sản có giá trị lớn mà tính thanh khoản lại thấp, việc cấp “giấy hồng” chậm nên dòng tiền đầu tư trở lại thị trường cũng chậm, dự án đầu tư không được thì chuyển nhượng để thu hồi vốn cũng rất khó khăn. Do vậy, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, cảnh báo các doanh nghiệp cần phải bình tĩnh và hướng đến những phân khúc thị trường có tính thanh khoản cao để dễ được ngân hàng chấp nhận.

Thật vậy, biểu đồ thị trường nhà giá rẻ từ 500 triệu đến dưới một tỷ đồng/căn trong những tuần gần đây đã có hướng đi lên. Nhiều doanh nghiệp như Nam Long, Đất Lành... đã chuyển sang dạng nhà giá trung bình. Những sản phẩm này vẫn bán chạy và doanh nghiệp thu hồi vốn tốt.

Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam Nguyễn Trần Nam cho rằng trong tình hình hiện tại không nên đầu tư dàn trải, cần tập trung một dự án, thậm chí hai ba doanh nghiệp cùng làm một dự án cho có sản phẩm, sau đó bán lấy tiền làm dự án khác.

Ông Nam cho biết có rất nhiều người nhờ ông tư vấn để mua nhà. Điều đó chứng tỏ nguồn vốn nhàn rỗi trong dân còn rất nhiều. Các doanh nghiệp nên tìm cách huy động nguồn vốn này để phục vụ cho thị trường. Gần đây, nhiều doanh nghiệp vay vốn có lãi suất của khách hàng dưới hình thức phát hành trái phiếu cũng là một biện pháp hay.

Theo tiến sĩ Trần Kim Chung, Viện Quản lý kinh tế trung ương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, doanh nghiệp có thể huy động vốn từ các nhà đầu tư thứ cấp, nhanh chóng hoàn thành phần móng để có sản phẩm bán ra và có nguồn tiền để đầu tư phần tiếp theo. Đồng thời, các doanh nghiệp đẩy mạnh liên doanh liên kết để huy động vốn từ các giao dịch với các nhà thầu xây dựng. Có thể liên kết, chuyển nhượng một phần dự án cho các nhà thầu này hoặc trả tiền thi công, xây dựng cho họ bằng sản phẩm. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể liên kết với các nhà đầu tư nước ngoài. Loại hình huy động này đòi hỏi nhà đầu tư trong nước phải tiềm lực mạnh, có chiến lược rõ ràng mới chấp thu có hiệu quả nguồn vốn này.

Cần điều chỉnh chính sách

Tiến sĩ Đỗ Thị Loan, Tổng Thư ký Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, cho rằng cách quy hoạch của nhà nước ta hiện nay không tạo động lực cho thị trường phát triển. Nhiều khu đất vàng giá rất cao nhưng mật độ xây dựng rất thấp khiến cho các nhà đầu tư nước ngoài cũng... lắc đầu bỏ đi. Đồng tình với ý kiến này, tiến sĩ Trần Minh Hoàng, chuyên gia kinh tế chỉ ra một bất hợp lý như buộc chủ đầu tư phải có 15% vốn đối ứng khi nhận dự án, xây xong phần móng mới được huy động vốn. Chuyện này ngược đời ở chỗ nhà nước muốn có nhà giá rẻ nhưng quy định hệ số sử dụng đất thấp, thuế cao và thủ tục quá rắc rối. Chính những điều này làm cho giá thành nhà tăng cao, người dân không mua nổi.

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam công nhận từ trước đến nay, các nhà làm quy hoạch quá lý tưởng hóa, muốn vẽ quy hoạch cho đẹp mà chưa tính đến sự phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội. “Lập luận lâu nay của nhà nước là mật độ xây dựng thấp để bảo đảm hạ tầng là không hợp lý. Đất ở quận 1 của TP.HCM mà chỉ cho mật độ 35% là chết. Nhiều thành phố lớn trên thế giới cho xây dựng 60% đến 70% nhưng hạ tầng của họ đâu có tệ. Vấn đề là mình phải làm sao nâng chất lượng hạ tầng chứ đừng vì thế mà bắt doanh nghiệp phải chia sẻ với nhà nước”, ông Nam nói.

Ông Nam cho biết sẽ có văn bản hướng dẫn điều chỉnh vấn đề vốn đối ứng bắt buộc của doanh nghiệp là 15% tổng giá trị dự án. Theo ông thì chỉ cần 15% giá trị hạ tầng và phần móng là đủ. Sắp tới, Bộ Xây dựng sẽ kiến nghị Quốc hội cho mở rộng quyền được mua nhà của Việt kiều như công dân trong nước để tăng sức mua của thị trường.

Theo Pháp luật TP

Nguồn: batdongsan.com.vn
zalo