Nhiều dự án vẫn triển khai dù không nằm trong quy hoạch!

thiết kế web btccorp
thiết kế website btccorp
công ty thiết kế web btccorp

Nhiều dự án vẫn triển khai dù không nằm trong quy hoạch!

  • 24/10/2020
  • 81
Tổng thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh
Tổng thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh

Ngoài ra, kết quả quá trình thanh tra chuyên đề diện rộng tại 444 dự án do các bộ, ngành thực hiện còn cho thấy nhiều vi phạm từ khâu chuẩn bị đầu tư, thực hiện đến khâu xác định nguồn vốn, phân bổ vốn đối với các công trình, dự án.

Ông Huỳnh Phong Tranh nhấn mạnh: "Có bộ có tới 12 dự án chưa có trong quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và có 09 dự án không nằm trong quy hoạch nhưng vẫn được phê duyệt, triển khai thi công với tổng mức đầu tư là 14.638 tỷ đồng, gây nợ đọng xây dựng cơ bản tổng số tiền là 673 tỷ đồng".

Bên cạnh đó, nhiều dự án thiết kế xong không sử dụng, có dự án do thiết kế không sử dụng được phải thay đổi hoàn toàn gây lãng phí 60,5 tỷ đồng; có dự án do lập dự án chưa chính xác phải loại bỏ tới 192,8 tỷ đồng. Còn có một số dự án đã hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng nhưng chưa được bộ thẩm tra, phê duyệt quyết toán.

Ngoài ra, còn có 9 dự án xây dựng trường học ở 1 bộ được chủ đầu tư phê duyệt nhưng không có vốn đối ứng với tổng số tiền là 68,47 tỷ đồng dẫn tới dự án dở dang không đưa vào sử dụng được.

Bên cạnh đó, có bộ chủ đầu tư chưa thu hồi nộp ngân sách nhà nước khoản tạm ứng trước vốn cho nhà thầu tại các dự án bị đình hoãn với tổng số tiền là 521,353 tỷ đồng.

Thậm chí, có tới 91 dự án phải dừng, giãn, hoãn theo Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 của Chính phủ nhưng vẫn khởi công xây dựng nhiều dự án mới với tổng mức đầu tư là 204.373 tỷ.

Cụ thể, có bộ còn 34 dự án phải điều chỉnh thiết kế, thời gian xây dựng kéo dài, vốn đầu tư chưa được giải ngân theo đúng kế hoạch, phải thay đổi tổng mức đầu tư, cơ cấu vốn đầu tư, 05 dự án phải dừng thi công gây lãng phí vốn.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, theo Thanh tra Chính phủ là do việc lựa chọn một số nhà thầu tư vấn khảo sát, thiết kế thi công chưa tốt, nhà thầu xây lắp năng lực kém, dẫn tới phải điều chỉnh nhiều lần làm tăng tổng mức đầu tư. Khi triển khai thi công chậm bàn giao mặt bằng, dẫn đến thời gian thực hiện dự án kéo dài, chi phí phát sinh tăng làm tăng tổng mức đầu tư, phá vỡ kế hoạch vốn ban đầu gây phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản.

Về tổng số tiền vi phạm, Thanh tra Chính phủ cho biết đã kiến nghị xử lý về kinh tế là 4.763,200 tỷ đồng; trong đó, kiến nghị thu hồi về ngân sách nhà nước là 1.122,012 tỷ đồng, giảm trừ khi thanh quyết toán là 1.425,016 tỷ đồng và kiến nghị xử lý khác là 2.216,200 tỷ đồng.

Tuy kết quả thanh tra trên diện rộng liên quan đến việc đầu tư các dự án bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước được đánh giá cao nhưng lãnh đạo Thanh tra cũng kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, tỉnh, thành phố rà soát, có biện pháp tháo gỡ với những dự án, công trình dừng, giãn, hoãn theo quy định.

Nguồn: batdongsan.com.vn
zalo