Nhiều tranh cãi xung quanh quy định người nước ngoài mua nhà Việt Nam

thiết kế web btccorp
thiết kế website btccorp
công ty thiết kế web btccorp

Nhiều tranh cãi xung quanh quy định người nước ngoài mua nhà Việt Nam

  • 16/10/2020
  • 115

Chỉ 126 người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam trong năm qua

Tại Việt Nam, các nhà đầu tư nước ngoài đã tham gia vào thị trường bất động sản từ nhiều năm nay. Các hình thức tham gia thị trường bất động sản Việt Nam của các nhà đầu tư ngoại có thể kể đến như đầu tư dự án 100% vốn nước ngoài, liên doanh hay thậm chí chỉ là những nhà đầu tư nhỏ lẻ...

Tuy nhiên, thống kê cho thấy, trong năm vừa qua chỉ có 126 người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam. Các nhà phân tích thị trường cho rằng, sở dĩ số người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam chỉ hạn chế với con số nói trên là do luật hiện hành đang “bó hẹp” điều kiện mua nhà với đối tượng người nước ngoài.

Số liệu của Bộ Xây dựng cũng cho thấy, tính đến tháng 12/2013, tổng giá trị tồn kho bất động sản xấp xỉ 95.000 tỉ đồng, trong đó hai phân khúc mà nhà đầu tư nước ngoài được phép mua và các nhà đầu tư trong nước cũng mong giải phóng được hàng là căn hộ chung cư (chiếm 30,9% tổng giá trị) và tồn kho nhà thấp tầng (chiếm khoảng 25%).

Trên thực tế không phải chưa có quy định về việc cho người nước ngoài mua nhà.

Dự thảo được đưa ra trong năm 2013 của Bộ Xây dựng có quy định cho phép người nước ngoài mua từ căn hộ chung cư đến nhà liền kề, biệt thự, mua không hạn chế về số lượng, thời hạn sở hữu 50 năm và gia hạn tương đương.


Chỉ có 126 người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam trong năm qua (Ảnh minh họa)

“Quy định người nước ngoài mua nhà Việt Nam có nhiều điểm tranh cãi”

Trao đổi với phóng viên về phạm vi kinh doanh bất động sản của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, luật sư của Hãng luật PLF cho biết: “Luật Kinh doanh bất động sản 2006 (LKDBĐS) có quy định về phạm vi hoạt động kinh doanh bất động sản của nhà đầu tư nước ngoài, tuy nhiên vẫn còn một vài điểm gây tranh cãi”.

Kinh doanh bất động sản theo LKDBĐS là việc “bỏ vốn đầu tư tạo lập, mua, nhận chuyển nhượng, thuê, thuê mua bất động sản để bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua nhằm mục đích sinh lợi”.

Tuy nhiên, phạm vi kinh doanh bất động sản của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam lại không rộng như vậy. Nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh bất động sản được hiểu là việc đầu tư tạo lập nhà, công trình xây dựng để bán, cho thuê, cho thuê mua; hoặc đầu tư cải tạo đất và đầu tư vào các công trình hạ tầng trên đất thuê rồi cho thuê lại đất đã có hạ tầng.

Theo đó, có thể hiểu rằng, nhà đầu tư nước ngoài chỉ được kinh doanh bất động sản dựa trên những bất động sản mà họ tự tạo lập hoặc được họ cải tạo.

Như vậy, nhà đầu tư nước ngoài có được cho phép kinh doanh bất động sản thông qua hình thức mua đi bán lại, hoặc thuê để cho thuê lại hay không?

Có ý kiến cho rằng, việc các nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh bất động sản thông qua các hình thức trên là bất hợp pháp do chúng không thuộc phạm vi kinh doanh bất động sản (dành cho nhà đầu tư nước ngoài) theo quy định pháp luật.

“Điều 18 LKDBĐS quy định nhà đầu tư nói chung có thể tự tạo lập nhà và công trình xây dựng dưới hình thức đầu tư xây dựng mới hoặc đầu tư cải tạo, sửa chữa nhà, công trình xây dựng có sẵn; có ý kiến cho rằng nhà đầu tư nước ngoài có thể thực hiện việc mua đi bán lại hoặc thuê bất động sản rồi cho thuê lại theo quy trình: (a) mua hoặc thuê một bất động sản sẵn có, sau đó (b) sửa chữa, cải tạo bất động sản đó. Sau khi sửa chữa, cải tạo, bất động sản theo Điều 18 LKDBĐS là bất động sản được nhà đầu tư tự tạo lập, do đó có thể được bán hoặc cho thuê lại”, luật sư PLF cho biết.

Tuy nhiên, trong Công văn số 222/BXD-QLN ngày 12 tháng 02 năm 2014 của Bộ Xây dựng trả lời UBND TP. Hồ Chí Minh về việc cho thuê lại bất động sản của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Bộ Xây dựng trình bày quan điểm: hình thức thuê nhà, công trình xây dựng để cho thuê lại “không thuộc phạm vi hoạt động kinh doanh bất động sản của tổ chức và cá nhân nước ngoài”.

Về việc này, Bộ Xây dựng cho rằng nếu nhà đầu tư nước ngoài thuê bất động sản và sau đó sửa chữa nhưng “không trực tiếp khai thác sử dụng” thì họ đang thực hiện hoạt động kinh doanh bất động sản ngoài phạm vi cho phép. Quan điểm này của Bộ Xây dựng có thể mở rộng ra đối với trường hợp mua bất động sản để bán lại.

Nguồn: batdongsan.com.vn
zalo