Nhiều văn bản trái luật bị “tuýt còi”

thiết kế web btccorp
thiết kế website btccorp
công ty thiết kế web btccorp

Nhiều văn bản trái luật bị “tuýt còi”

  • 11/11/2020
  • 114
Ngày 22-9, TS Lê Hồng Sơn, Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật - Bộ Tư pháp đã ký văn bản gửi các bộ Xây dựng, Tài chính, Y tế, NN-PTNT... và UBND các tỉnh, TP như UBND Tp.HCM, Hà Nội, Quảng Nam, Đồng Nai, Bình Định... đề nghị nghiêm túc việc tự kiểm tra, rà soát và xử lý ngay những văn bản có dấu hiệu trái pháp luật và báo cáo kết quả xử lý về cục.


Thị trường nhà đất tại Tp.HCM rất sôi động nhưng quy định về nhà ở,
đất ở vẫn còn bất cập (ảnh chỉ có tính minh họa). Ảnh: HỒNG THÚY

Hà Nội, Tp.HCM bị “tuýt còi”

Sau khi nhận phản ánh của người dân sống tại Tp.HCM về nội dung trái luật trong Quyết định số 54/2007/QĐ-UBND ngày 30-3-2007 của UBND Tp.HCM, Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật đã vào cuộc và phát hiện quyết định trên có một số vấn đề cần được xem xét để bảo đảm tính hợp pháp.

Đối chiếu quy định tại điều 50, Luật Đất đai năm 2003, điều 43 Nghị định 90/2006 và Nghị định 88/2009 về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sử dụng nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật thấy rằng quyết định trên không phù hợp với quy định của pháp luật.

Để bảo đảm tính hợp pháp, thống nhất của văn bản trong hệ thống pháp luật, Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật đã đề nghị UBND Tp.HCM tổ chức kiểm tra, rà soát và xử lý nội dung chưa phù hợp trên.

Tuy nhiên, văn bản “tuýt còi” của Bộ Tư pháp có từ đầu năm 2010 nhưng theo TS Lê Hồng Sơn, đến nay UBND Tp.HCM vẫn chưa có động tĩnh gì.

Đầu năm 2010, Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật cũng đã có văn bản cho rằng Quyết định 58/2009 của UBND TP Hà Nội về hạn mức giao đất ở mới, hạn mức công nhận đất ở đối với thửa đất có vườn, ao trong khu dân cư, kích thước diện tích, diện tích đất ở tối thiểu được tách thửa cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn  TP Hà Nội chưa phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.

Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật đề nghị UBND TP Hà Nội xem xét điều chỉnh những nội dung chưa phù hợp trên, tuy nhiên đến nay vẫn chưa nhận được hồi âm.

Kiến nghị Thủ tướng xử lý

TS Lê Hồng Sơn cho biết từ đầu năm 2009 đến ngày 22-9-2010, mặc dù đã được Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật có văn bản thông báo về nội dung trái pháp luật của văn bản nhưng một số bộ và địa phương chưa nghiêm túc tổ chức tự kiểm tra, xử lý và gửi thông báo kết quả xử theo đúng thời hạn về Bộ Tư pháp.

Theo quy định của Chính phủ “trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận thông báo về việc văn bản có dấu hiệu trái pháp luật, cơ quan, người đã ban hành văn bản phải tổ chức tự kiểm tra, xử lý văn bản đó và thông báo kết quả xử lý cho cơ quan kiểm tra văn bản”.

Thời gian qua đã có tới 7 bộ với 9 văn bản và 13 tỉnh, TP với 14 văn bản có dấu hiệu trái luật đã được thông báo nhưng đến nay, Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật chưa nhận được kết quả xử lý.

Đáng chú ý có những bộ, địa phương đã nhận được nhiều văn bản thông báo như Bộ Tài chính (3 văn bản), Bộ Xây dựng (2 văn bản)...

TS Lê Hồng Sơn cho rằng đây là biểu hiện của việc không bảo đảm kỷ cương, kỷ luật, không tuân thủ quy định của Chính phủ trong hoạt động ban hành, kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật.

TS Sơn cho biết trường hợp các cơ quan không thực hiện, xử lý văn bản trái luật theo quy định, Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật sẽ báo cáo Bộ trưởng Bộ Tư pháp trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.

(Theo NLĐ)

Nguồn: batdongsan.com.vn
zalo