Nhìn lại chặng đường của Hoàng Anh Gia Lai và giấc mơ Đoàn Nguyên Đức

thiết kế web btccorp
thiết kế website btccorp
công ty thiết kế web btccorp

Nhìn lại chặng đường của Hoàng Anh Gia Lai và giấc mơ Đoàn Nguyên Đức

  • 23/10/2020
  • 112

Lời "hiệu triệu"

Vào đầu tháng 5/2013, người đứng đầu của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai lại một lần nữa xuất hiện. Khác với những nhận định dè dặt trước đây về thị trường bất động sản, vào lần này, ông Đoàn Nguyên Đức đưa ra lời kêu gọi ‘người dân hãy mua nhà!’.

Lời ‘hiệu triệu’ trên được phát hành trong bối cảnh nợ vay ngân hàng của  Hoàng Anh Gia Lai đã lên đến hơn 16.000 tỷ đồng, trong khi tổng vốn chủ sở hữu của tập đoàn khổng lồ này chỉ vào khoảng 9.700 tỷ. Bối cảnh này cũng chứa đựng không ít thông tin trái chiều về việc giá nhà ở còn có khả năng tiếp tục giảm sút, ngược hẳn với nhận định ‘giá nhà đã đến đáy’ của ông Đoàn Nguyên Đức. Cho dù một số thuyết minh của  Hoàng Anh Gia Lai vẫn cho thấy tài sản của tập đoàn này hiện trên 25.000 tỷ đồng, tức vượt hơn nhiều so với nợ vay, nhưng chừng đó có lẽ chưa làm cho cổ đông của ông Đức yên tâm.
 

Khu chung cư Hoàng Anh Gia Lai 1 ở quận 7, Tp.HCM. Ông Đoàn Nguyên Đức vẫn phải hô hào người dân mua nhà dù cho rằng giá đã xuống đến đáy.


"Người anh em" với ông Đức là Quốc Cường Gia Lai đã thực lâm vào cơn bĩ cực từ năm 2012 với mức lương tháng dành cho thành viên hội đồng quản trị chỉ vài ba triệu đồng. Hiển nhiên, thị trường bất động sản đang tiếp tục lún sâu vào thời kỳ lạnh lẽo với hệ số tiêu thụ căn hộ cao cấp gần như bằng 0. Đó cũng là khung cảnh mà chỉ có phân khúc căn hộ bình dân còn hy vọng tăng thanh khoản với mặt bằng giá không tăng, trong khi căn hộ trung cấp vẫn nằm trong thế thoi thóp.

Từ đầu năm 2012 đến nay, gần 200.000 căn hộ các loại - như một thống kê dẫn xuất của hãng tư vấn bất động sản CBRE Việt Nam - vẫn còn gần nguyên vẹn trạng thái đóng bao. Sức mua của thị trường vào thời suy thoái là quá yếu ớt, và không khác gì những doanh nghiệp từng một thời đình đám như Sông Đà, Phát Đạt, Quốc Cường Gia Lai…, Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai cũng bị lâm vào tình thế quặt quẹo, nếu không muốn nói là có thể ‘chết lâm sàng’ bất cứ lúc nào.

Tỷ phú đô la?

Cách đây hơn một năm, Hoàng Anh Gia Lai đã từng tự gây tai tiếng cho mình khi thiếu thuế của Chi cục thuế Gia Lai 150 tỷ đồng. Tất nhiên, số tiền này là hoàn toàn không đáng kể so với vốn chủ sở hữu và những khoản đầu tư của tập đoàn này vào các dự án, trong đó có dự án bất động sản ở Myanmar. Tuy nhiên, vụ việc này lại đánh dấu cái mốc đầu tiên về sự xuống dốc lộ thiên về tài chính của ông Đoàn Nguyên Đức.

Dấu hỏi đặt trên lưng Hoàng Anh Gia Lai đang quá nặng nề. Điều hệ trọng nhất hiện thời là liệu tập đoàn này có vượt qua được cơn bão suy thoái thị trường hay không, chứ chẳng còn như một tuyên bố ‘sẽ trở thành tỷ phú thế giới chậm nhất đến năm 2014’ của ông Đoàn Nguyên Đức.

Vào cuối năm 2011, trong lúc thị trường bất động sản bắt đầu lao mình vào cơn thảm họa nhen nhóm, trong bối cảnh nạn vỡ tín dụng đen bất động sản đang lan tỏa khắp Hà Nội, người đứng đầu Hoàng Anh Gia Lai đã đưa ra tuyên bố trên, gây sốc cho hầu hết giới kinh doanh bất động sản trên toàn quốc.

Tuyên bố trên càng trở nên có giá trị khi vào tháng 10/2011, ông Đức đã được chọn là nhân vật đại diện duy nhất cho giới doanh thương Việt Nam tham dự giải thưởng Doanh nhân toàn cầu của Ernst & Young tại Monte Carlo, Monaco vào tháng 6/2012.

Wall Street Journal - một tờ báo có uy tín bậc nhất trong hệ thống truyền thông tài chính của Mỹ, cũng đã bình chọn Đoàn Nguyên Đức là một trong 29 doanh nhân quyền lực nhất Đông Nam Á. Vào thời điểm được bình chọn trên, Đoàn Nguyên Đức đã chia sẻ với báo giới: “Ước mơ này không chỉ của riêng tôi đâu mà bất cứ ai dấn thân vào thương trường đều mong muốn điều đó. Tôi không viển vông khi đặt ra tham vọng như vậy và ngày đó sẽ không xa nữa đâu. Nếu thị trường tài chính Việt Nam tốt, cái đích “tỷ phú thế giới” của tôi đã có thể đạt được. Nhưng thời gian qua kinh tế toàn cầu có nhiều khó khăn nên mục tiêu mà tôi đặt ra đã bị chậm lại”.

Tuy nhiên, chỉ sau lời tuyên bố ‘tỷ phú’ không bao lâu, vào tháng 12/2011, Hoàng Anh Gia Lai đã bất ngờ bị Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Mỹ Standard & Poor (S&P) hạ bậc tín nhiệm từ ‘B’ xuống ‘B-’. Đó thật sự là một cú sốc lớn đối với Hoàng Anh Gia Lai, cho dù những người lãnh đạo tập đoàn này sau đó đã tuyên bố ‘không quan tâm’  đến chuyện xếp hạng của S&P.

Nhưng tất nhiên không đại gia nào, dù  trong hoàn cảnh bĩ cực, lại tự vạch áo cho người khác xem lưng. Thế nên cách nhìn và cách đánh giá về các đại gia cũng cần tự minh bạch trước khi các đại gia đó buộc phải tỏ lòng minh bạch. Và cách nhìn như thế có  thể dẫn đến một câu hỏi: Hoàng Anh Gia Lai sẽ  lấy đâu ra tiền để đầu tư cho các hạng mục dự án ở Lào, Campuchia và Myanmar? Chỉ biết rằng, sau cú sốc S&P, số phận Hoàng Anh Gia Lai đã gần như được định đoạt.

Thoát lầy?

Vào tháng 4/2013, có tờ báo đã ví von "Đoàn Nguyên Đức bị bạc tóc". Quả thật, tình thế khó khăn hơn bao giờ hết, khi mà quyết định số 780 của Ngân hàng nhà nước nhằm ‘treo nợ’ cho các doanh nghiệp con nợ đã trôi qua đúng một năm mà vẫn không có gì khả quan hơn.

Không một ngân hàng nào, kể cả BIDV, có thể cứu được Hoàng Anh Gia Lai, trừ việc tập đoàn này tự khơi dậy sức sống cho thị trường bất động sản để tống táng hàng tồn kho. Đến lúc này, người ta mới cần nhớ lại một tuyên bố khác của ông Đoàn Nguyên Đức vào cuối năm 2011: lần đầu tiên trong sự nghiệp lừng lẫy của mình, ông thông báo là Hoàng Anh Gia Lai sẽ rút khỏi lĩnh vực kinh doanh bất động sản đến năm 2014 - 2015.

Lần đầu tiên, Đoàn Nguyên Đức gần như thừa nhận về một thất bại nào đó của ông.

Điểm thắt trong chiến lược phát triển của Hoàng Anh Gia Lai cũng vì thế đã hiện ra. Những khoản nợ dài hạn và ngắn hạn của Hoàng Anh Gia Lai đối với một số ngân hàng đã có dịp được đưa ra mổ xẻ, với con mắt nghiêng về bi quan nhiều hơn.

Giờ đây, một cách nhìn mới cần được nêu ra: chưa cần bàn đến kế hoạch phát triển hay giấc mơ tỷ phú đô la của Đoàn Nguyên Đức, mà chỉ cần trong năm 2013, Hoàng Anh Gia Lai có đủ tiền để trả nợ ngắn hạn và lãi vay cho ngân hàng cũng sẽ là một thành công.

Nếu thành công trên xảy ra, người ta mới có căn cứ để tin vào nhận định "giá nhà đã đến đáy" mới đây của ông Đoàn Nguyên Đức.

Nguồn: batdongsan.com.vn
zalo