Phân phối bất động sản: Hết thời bắt tay theo phong trào

thiết kế web btccorp
thiết kế website btccorp
công ty thiết kế web btccorp

Phân phối bất động sản: Hết thời bắt tay theo phong trào

  • 10/11/2020
  • 106

Cách đây 4 năm, Hiệp hội bất động sản Việt Nam ra đời cùng với đó là nhiều mô hình liên kết dưới dạng CLB, Hội… Mỗi mô hình liên kết có quy mô hàng trăm, hàng chục, hoặc cũng có khi chỉ vỏn vẹn 5, 6 thành viên (nhóm G5; nhóm S6...) thời gian qua, cho thấy sức hút mãnh liệt của thị phần đầu tư – phân phối địa ốc. 

Mờ nhạt những liên minh

Tính tới thời điểm hiện tại, giới thạo nghề địa ốc không ai còn xa lạ với những cái tên như Hiệp hội bất động sản Tp.HCM; CLB bất động sản Hà Nội; CLB Kinh doanh bất động sản (REB Club); Hội Môi giới bất động sản… Trong đó, CLB Kinh doanh bất động sản có quy mô thuộc hàng “khủng” (theo đơn vị tự giới thiệu) và trực thuộc Hiệp Hội bất động sản Việt Nam với số lượng hàng trăm hội viên.

Phần còn lại, các mô hình liên kết có 'quân số' mỏng hơn, hoạt động chủ yếu khai thác ngành nghề phân phối – tư vấn bất động sản dưới dạng các hội nhóm như G5 (Sudico – Đất Xanh Miền Bắc – Maxland – DTJ – Asia Real); R9 (VUD; công ty CP đầu tư Thái Minh Quang; công ty CP đầu tư VIC; công ty CP thương mại Hoàng Vương; công ty CP đầu tư & phát triển Bắc Sơn; công ty CP đầu tư và phát triển Kim Việt; công ty CP đầu tư bất động sản & xây dựng Hợp Long; công ty CP đầu tư kinh doanh bất động sản THT và công ty CP đầu tư & kinh doanh dịch vụ bất động sản Thăng Long); Hội quán bất động sản (R9 sáng lập) hay S6 (Đất Xanh Miền Trung và 5 đơn vị hoạt động chủ yếu ở miền Trung)…

Những mô hình liên kết trên dù với tên gọi nào cũng có tiêu chí ban đầu đặt ra đều hướng tới sự minh bạch, chuyên nghiệp của thị trường, chia sẻ cơ hội thành công. Tuy nhiên, thực tế vận hành và hiệu quả của các mô hình này vẫn còn khá mơ hồ.

Đơn cử trường hợp của CLB bất động sản Hà Nội (thành lập từ cuối năm 2009 với gần 100 hội viên), REB Club hay R9. REB Club (ra đời từ năm 2011) từng khiến nhiều người kỳ vọng vào tương lai của hoạt động phân phối – tư vấn – đầu tư bất động sản nhờ cách thức tổ chức bài bản, tiêu chí công khai. Thế nhưng tới nay, sau 5 năm, gần như cái tên này đã bị quên lãng trong giới làm nghề.

Tương tự, R9 ra đời với đầy đủ các anh tài (dù chưa lên tầm 'thương hiệu mạnh') hoạt động chừng 3 năm qua. Vậy nhưng, chỉ một số ít đơn vị trong R9 được coi là còn trụ lại trên thị trường cho tới thời điểm này như Hoàng Vương, VUD, dù cả hai doanhi nghiệp này đều ghi nhận không ít tồn tại gần đây trong quá trình hoạt động phân phối – đầu tư ở một vài dự án trên địa bàn Hà Nội…

Cũng như vậy, G5 – do TGĐ Nguyễn Quốc Khánh của DTJ làm chủ tịch Liên minh – thực sự chưa để lại dấu ấn đáng chú ý sau 4 năm kể từ thời điểm ra đời. Không khác R9, G5 chỉ ghi nhận sự thành công, hay nói đung ra là 'vượt khó' thành công trong giai đoạn 2012-2015, của số ít đơn vị thành viên (DTJ; Maxland và Đất Xanh miền Bắc).

Lý giải về điều này, một chuyên gia tài chính – địa ốc giàu kinh nghiệm cho rằng, nguyên nhân là do cách liên kết 'chưa thực chất' giữa các doanh nghiệp. Đồng thời, cũng bởi không ít đơn vị vẫn chưa biết …tự bơi trong thị trường vốn ngày càng đa dạng và cạnh tranh theo chiều hướng chuyên nghiệp.

phân phối bất động sản
Thị phần phân phối bất động sản ngày càng cạnh tranh gay gắt, khi thị trường có dấu hiệu 'đi lên'

Tự lực cánh sinh

Nhìn nhận một cách khách quan, số ít các thương hiệu trong làng phân phối (kiêm đầu tư) tính tới thời điểm hiện tại như STDA; Đất Xanh Miền Bắc hay Khải Hoàn Land (mới nổi) đều có những chiến thuật riêng để tồn tại và tự khẳng định sức mạnh tài lực – chuyên môn.

Theo một vài ý kiến đánh giá trong giới làm nghề thì STDA mới chỉ nổi bật sức mạnh của… quân số nhưng vẫn thiếu quản lý sát sườn. Điều này từng dẫn tới một vài sự cố trong quá trình hoạt động của STDA thời gian trước.

Đối trọng trực tiếp với STDA cả về khả năng tiếp cận dự án lẫn PR, tiếp thị sản phẩm có thể kể tới Đất Xanh Miền Bắc. Cũng như vậy, Khải Hoàn Land đang có chiều hướng phát triển nhân rộng về số lượng nhân viên lẫn loại hình bất động sản.

Tuy không 'nổi' như các đơn vị kể trên nhưng tỏ ra nhanh nhạy (bằng việc nhanh chóng đạt được các thỏa thuận phân phối dự án hot, tiêu điểm), là VUD, EZ, Phú Quý Land hay Hoàng Vương.

Mới nhất, là sự kiện DTJ Group cho ra đời một pháp nhân kiêm đồng thời cả 3 hoạt động: phân phối – tư vấn – cung ứng. Công ty CP Thế giới Chung cư, với kinh nghiệm 10 năm về truyền thông, bán hàng bất động sản cho các chủ đầu tư (theo giới thiệu của doanh nghiệp) được kỳ vọng sẽ 'ghi danh' DTJ vào danh sách những nhà phân phối lớn và uy tín tại Việt Nam.

Còn nhớ, hồi cuối năm 2010, đơn vị này đã ra mắt tổ hợp website bất động sản với mục tiêu cung cấp đầy đủ thông tin về bất động sản được phân phối tại DTJ, cũng như cầu nối tư vấn khách hàng với sản phẩm…Một số kế hoạch mà DTJ đưa ra thời gian qua được đánh giá sẽ giúp chuyên biệt hóa kênh phân phối của mình. Tuy nhiên đơn vị này có tạo sự khác biệt hay không còn chờ thời gian trả lời.

Nguồn: batdongsan.com.vn
zalo