Phát triển sân golf: Cần phải xem xét ở cả hai khía cạnh

thiết kế web btccorp
thiết kế website btccorp
công ty thiết kế web btccorp

Phát triển sân golf: Cần phải xem xét ở cả hai khía cạnh

  • 25/10/2020
  • 132
Cũng rất dễ hiểu vì sao dư luận lại có những đánh giá tiêu cực về sân golf, bởi trước đó, ở một số địa phương, sân golf phát triển khá ồ ạt, chiếm cả đất lúa. Tuy nhiên, sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1946/2009/QĐ-TTg, đã có 76 sân golf bị loại bỏ, thu hồi 15.600 ha đất. 90 sân golf có trong quy hoạch (3 sân đã bị rút khỏi quy hoạch, như vậy còn 87 sân) đều được bố trí phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của địa phương, hoàn toàn không có đất lúa 2 vụ, chỉ có một phần nhỏ đất lúa 1 vụ.

Trước đây, theo Quyết định 1946/2009/QĐ-TTg, chuyện này được phép, song  sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 11/2012/CT-TTg về quản lý quy hoạch sân golf, thì trừ các dự án đã xây dựng, những dự án sân golf còn lại phải hoàn toàn loại bỏ đất lúa ra khỏi diện tích xây dựng.    

Phát triển sân golf: Cần phải xem xét ở cả hai khía cạnh | ảnh 1

Những dự án mới cũng vậy, không được sử dụng đất lúa, đất rừng phòng hộ, không được gắn phát triển sân golf với biệt thự, khu đô thị… và chỉ được xây dựng ở những khu vực có tiềm năng phát triển du lịch.

Thực tế, gần đây, khá nhiều các thông tin đã được đưa ra để “giải oan” cho sân golf. Không có chuyện sân golf chiếm đất lúa, cũng không có chuyện gây ô nhiễm môi trường, hay tiêu tốn nước. Nhiều quan điểm từ Hiệp hội Golf, từ các chuyên gia, người chơi golf cũng đã ủng hộ phát triển sân golf và môn thể thao golf ở Việt Nam.

Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng cho thấy, 29 sân golf đã đi vào hoạt động đã thu hút được gần 10.000 lao động, với thu nhập bình quân khoảng 1,5-2,5 triệu đồng/người. So với các nước trong khu vực, sân golf ở Việt Nam sử dụng lao động nhiều hơn.

Trong khi đó, với đóng góp cho ngân sách nhà nước, theo con số thống kê chưa đầy đủ, năm 2010, các sân golf đã đóng góp khoảng 505 tỷ đồng, trong đó thuế sử dụng đất đóng góp cao hơn nhiều so với thuế đất nông nghiệp.

Và một điều rất dễ nhận thấy, ở những vùng đất có sân golf phát triển, thay vì là những khu đất trống, đồi trọc, đất cát ven biển..., giờ đây là những thảm cỏ xanh, những khu du dịch sinh thái hấp dẫn. Chẳng hạn, các sân golf Montgomerie, Long Thành, Phoenix, Tam Đảo... Hiện thời, đây đều là những điểm đến hấp dẫn.

Nói vậy để thấy rằng, dư luận xã hội cần có cái nhìn khách quan và chính xác, đầy đủ hơn về phát triển sân golf và môn thể thao golf ở Việt Nam. Đây là điều kiện cần để các sân golf có thể phát triển mạnh mẽ hơn ở Việt Nam trong tương lai. Cũng không nên lo ngại chuyện sân golf nhiều hay ít, bởi thực tế, con số mà Chính phủ thông qua mới chỉ là “quy hoạch”.

Xây dựng, điều hành, phát triển sân golf là phụ thuộc vào các nhà đầu tư. Chính họ sẽ là người dựa trên cân đối cung - cầu để quyết định bỏ vốn đầu tư hay không. Tất nhiên, trước tiên, quyền cấp phép, giám sát, quản lý sân golf là ở chính quyền địa phương. Các cơ quan quản lý nhà nước sẽ góp phần quan trọng để việc phát triển sân golf không đi chệch hướng mà Chính phủ đã định.

Thêm một khía cạnh nữa cũng cần được xem xét và từng được các nhà đầu tư sân golf đề cập. Đó là hiện nay, sân golf đang bị đánh thuế tiêu thụ đặc biệt 20%. Việc này được cho là không công bằng đối với phát triển sân golf, cũng như môn thể thao golf ở Việt Nam.

Để sân golf và môn thể thao golf phát triển đúng hướng, lành mạnh, mang lại lợi ích cho cộng đồng xã hội, kinh tế đất nước, có lẽ, cần xem xét ở cả hai khía cạnh: quan niệm xã hội và chính sách của Nhà nước.

(Theo VIR)

Nguồn: batdongsan.com.vn
zalo