Quê Việt ngày ấy - bây giờ (Kỳ III: Nghịch lý quy hoạch kiến trúc nông thôn)

thiết kế web btccorp
thiết kế website btccorp
công ty thiết kế web btccorp

Quê Việt ngày ấy - bây giờ (Kỳ III: Nghịch lý quy hoạch kiến trúc nông thôn)

  • 01/09/2020
  • 113

 


Làng cổ Đường Lâm. 

 

Gần 1/4 thế kỷ đổi mới đất nước, bộ mặt nông thôn đã và đang thay đổi từng ngày, đó là một tất yếu đáng mừng. Nhưng với người làm văn hóa, người làm nghề kiến trúc và quản lý đô thị, cái khởi sắc tự phát ấy của nông thôn ẩn chứa quá nhiều bi hài kịch mà chưa ai chịu trách nhiệm. Đường làng vẫn thế. Có chăng có nơi nới rộng ra tùy tiện. Hệ thống hạ tầng không có. Nước thải làng nghề, nước thải sinh hoạt thì thoải mái đổ ra mương thủy nông hay cống rãnh, khe suối. Rác sinh hoạt vô tư đưa ra phía đầu làng…

 

 Nông thôn đang bị đô thị hóa một cách tự giác và tự phát. Không gian văn hóa mà theo các nhà văn hóa thì đó là “di sản” đang bị phá vỡ từng ngày. Chùa làng, giếng làng, cây đa bến nước “không là cái đinh gì” giữa bộn bề nhà cao tầng bát nháo kiểu cách. Người nông dân với tâm lý “ăn chắc mặc bền” đã tính toán sao để nhà xây kiên cố mà tiết kiệm đất nhất. Và thế là “hội chứng nhà ống” xuất hiện khắp nơi. Nhà ống không phải là giải pháp tốt nhất vẫn tồn tại như một thách thức các nhà kiến trúc. Không có sự lựa chọn nào, không ai hướng dẫn làm nhà nông thôn đẹp, dân tộc và rẻ. Thế thì nông dân còn có sự lựa chọn  nào khác?

 

Bao nhiêu hội thảo được tổ chức về chuyện này nhưng vấn đề vẫn là “cha chung không ai khóc” Người thì bảo vấn đề quy hoạch không gian làng xã nên giao cho cơ sở. Kẻ thì lại yêu cầu cấp huyện quản lý hướng dẫn việc này. Huyện thì bảo phòng Xây dựng huyện nay ẩn vào phòng Công Thương thuộc UBND huyện thay vì một cơ quan to tướng trước đây… Xã thì bảo không có cán bộ chuyên trách có chuyên môn. Vậy thì nói rồi bỏ đấy. Tất cả đang thiếu một kịch bản tốt và một “Tổng đạo diễn”. Không một vở kịch nào được dàn dựng thành công nếu thiếu đi hai yếu tố cơ bản ấy. Vậy là gần 74% dân số nông thôn đang tự do mà xây nhà theo cách của mình. Và ngoài kiến trúc đánh mất bản sắc, vấn đề quy hoạch ảnh hưởng lâu dài đến sự phát triển của điểm dân cư nông thôn. Lịch sử lại sẽ tốn giấy mực để nêu bài học lịch sử, nếu không có giải pháp cấp bách từ bây giờ… Bây giờ về làng, hẳn sẽ thấy sự phân hóa xã hội thể hiện rõ trong cái lộn xộn nhà ở. Trọc phú, tỷ phú thì xây biệt thự rộng hàng mấy trăm mét vuông. Dân buôn bán thì xây nhà ống mặt đường làng. Nông dân thì nhà ống giữa vườn không cống rãnh, không hạ tầng. Ao làng lãnh đủ thứ thải ra từ con người… Mươi năm sau, khi làm quy hoạch thì ai người bỏ tiền đền bù giải phóng mặt bằng?

 

Có lẽ đã đến lúc phải có văn bản luật hoặc dưới luật về vấn đề quy hoạch kiến trúc nông thôn. Sự trả giá cho bài học quy hoạch đô thị là vô cùng đắt, rồi đây nông thôn sẽ chịu bi kịch lớn hơn nhiều khi mọi miền quê đều đô thị hóa. Vấn đề thành lập nhiều đô thị có thực cần thiết không khi xu thế đô thị hóa nông thôn ngày một sâu sắc. Và như vậy thì đã đến lúc phải coi vấn đề quy hoạch và kiến trúc nông thôn ngang tầm đô thị, may ra mới giải quyết được nỗi nhức nhối hiện nay ở nông thôn…

 

Vấn đề nông thôn, nông nghiệp và nông dân đang được quan tâm. Xây dựng mô hình nông thôn phát triển bền vững gắn với bảo tồn phát huy giá trị văn hóa trong thời kỳ hội nhập - xin đừng là khẩu hiệu.


Theo Báo Xây Dựng
Nguồn: batdongsan.com.vn
zalo