Quốc hội thảo luận, bàn cách định giá đất

thiết kế web btccorp
thiết kế website btccorp
công ty thiết kế web btccorp

Quốc hội thảo luận, bàn cách định giá đất

  • 29/10/2020
  • 100
Quốc hội thảo luận, bàn cách định giá đất | ảnh 1
Sau khi điều chỉnh, giá đất ở thấp nhất tại các quận là 3.654.000 đồng/m2. Ảnh: T.L


Hai phương án định giá

Giá đất tối đa vẫn là 81 triệu đồng/m2

Theo tờ trình của liên ngành về giá các loại đất trên địa bàn thành Hà Nội năm 2013, Bảng giá đất năm 2013 được điều chỉnh cục bộ giá đất ở tại một số quận, huyện do hình thành các đơn vị hành chính, các tuyến đường, khu đô thị mới. Sau khi điều chỉnh, giá đất ở thấp nhất tại các quận là 3.654.000 đồng/m2, cao nhất vẫn giữ nguyên mức 81 triệu đồng/m2. Giá đất ở tối thiểu tại khu dân cư nông thôn điều chỉnh tăng từ 250.000 đồng lên 350.000 đồng/m2. Giá đất nông nghiệp được giữ nguyên như năm 2011.
Theo Tờ trình của Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), đất đai là “vấn đề lớn, phức tạp và rất nhạy cảm”. Kết quả tổng kết gần 10 năm thực hiện Luật Đất đai năm 2003 đã chỉ ra những tồn tại, bất cập của hệ thống pháp luật về đất đai đòi hỏi phải sửa đổi Luật Đất đai năm 2003 một cách toàn diện.

Quan điểm của việc sửa Luật là tiếp tục khẳng định đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý; Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất đã giao cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong quá trình thực hiện các chính sách đất đai; Không đặt vấn đề điều chỉnh lại đất nông nghiệp đã giao cho hộ gia đình và cá nhân...

Bộ TN&MT cho biết, trong quá trình xây dựng dự án Luật, vẫn còn có ý kiến khác nhau về một số vấn đề cụ thể như: Lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng; Cơ chế thu hồi; xử lý đối với trường hợp thu hồi do vi phạm và việc định giá đất (khung giá đất và bảng giá đất).

Cũng theo Bộ TN&MT, trước ý kiến đề nghị bỏ quy định về việc Chính phủ ban hành khung giá đất, Dự thảo Luật được xây dựng theo hướng Chính phủ tiếp tục ban hành khung giá đất nhưng khung giá được thể hiện chi tiết, cụ thể hơn thông qua việc tăng dày các vùng giá trị thay vì chỉ quy định cho 3 vùng (đồng bằng, trung du, miền núi) như quy định hiện nay.

Về bảng giá đất, Dự thảo đưa ra hai phương án quy định giá đất. Phương án 1: Chính phủ quy định khung giá đất, UBND cấp tỉnh xây dựng bảng giá đất tại địa phương; bỏ quy định ban hành và công bố bảng giá đất vào ngày 1/1 hàng năm… Phương án 2: Xây dựng khung giá đất  và bảng giá đất định kỳ 5 năm một lần và được công bố vào ngày 1/1 của năm đầu kỳ; Bổ sung quy định về định giá đất tại khu vực giáp ranh nhằm khắc phục bất cập về chênh lệch giá đất tại khu vực giáp ranh hiện nay.

Bao giờ tìm được “lá diêu bông”?

Quốc hội thảo luận, bàn cách định giá đất | ảnh 2
Ông Đinh Xuân Thảo (ĐBQH Hà Nội) cho rằng nên có Hội đồng chuyên môn để định giá đất. Ảnh V.H.

Tại phiên thảo luận tại tổ (ngày 6/11) về Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi, nhiều đại biểu cho rằng cách ban hành và định giá đất hiện nay quá rối rắm, gây ra khiếu kiện, bất bình trong dân chúng và dự luật sửa đổi vẫn chưa có cải cách nhiều.

Đại biểu Trần Du Lịch (TP HCM) ví von tình trạng định giá đất quá rắc rối và nhiều tầng nấc hiện nay như “tìm lá diêu bông”. Theo ông Lịch, giá đất có liên quan mật thiết với quy hoạch sử dụng đất. Do đó, khâu quy hoạch phải được chú trọng đặc biệt, không chỉ xác định rõ mục tiêu sử dụng mà phải chi tiết hóa cả đến mật độ xây dựng, số tầng cao… Quy định rồi mới định được giá.

Đại biểu Trần Hoàng Ngân (TP HCM) đề nghị: “Giá thị trường là nơi gặp gỡ của cung và cầu ở số lượng cao nhất. Một minh chứng là trong bối cảnh thị trường bất động sản đang vô cùng khó khăn, người dân có đất trong diện giải phóng mặt bằng đang rất muốn được chi trả nhanh chóng, thay vì trước đó họ tìm cách trì hoãn việc giao đất”.

Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ông Đinh Xuân Thảo (ĐBQH Hà Nội) cho rằng, chính quyền ra quyết định bàn giao đất, thu hồi đất lại có cả quyền định giá đất là chưa phù hợp. Ông Đinh Xuân Thảo phân tích: “Nếu một người vừa có quyền ban hành quyết định thu hồi đất lại vừa có quyền định giá đất như vậy thì khó tránh khỏi bị cho là thiếu khách quan. Để đánh giá khách quan thì nên có một hội đồng chuyên môn làm công tác định giá đất. Hội đồng này có nhiều thành phần, họ sẽ dựa trên công thức, quy tắc để xác định giá, để đưa ra được một giá chuẩn”.

Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) được trình tại kỳ họp thứ tư để Quốc hội cho ý kiến. Theo dự kiến, sau kỳ họp Luật sẽ được tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện và trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ năm (2013) Quốc hội khóa XIII.

(Theo GiadinhNet)

Nguồn: batdongsan.com.vn
zalo