Quy hoạch kém, Hà Nội đang phải trả giá đắt

thiết kế web btccorp
thiết kế website btccorp
công ty thiết kế web btccorp

Quy hoạch kém, Hà Nội đang phải trả giá đắt

  • 25/10/2020
  • 127

Khó khả thi

Hội đồng nhân dân TP.Hà Nội đã khai mạc vào hôm qua (3/4). Sau khi nghe UBND TP trình bày hàng loạt dự thảo quy hoạch giáo dục, y tế, nông nghiệp, thương mại, buổi chiều các đại biểu đã thảo luận tại tổ về vấn đề này.

Là người "mở màn" đầu tiên góp ý cho quy hoạch, ĐB Nguyễn Hoài Nam cho rằng, điều thiết yếu nhất với Hà Nội là vấn đề tổ chức thực hiện quy hoạch.

Vị đại biểu này đưa ra dẫn chứng từ năm 2003. Thời điểm đó, HĐND TP Hà Nội đã có nghị quyết về quy hoạch giao thông tĩnh nhưng 10 năm nay đã bị phá vỡ hoàn toàn. "Quy hoạch đang biến thành nhà ở, lợi ích nhóm cho doanh nghiệp trong khi giao thông tĩnh không được quan tâm. Chúng ta đang phải trả giá cho điều đó, giờ cuống cuồng lên để tổ chức giao thông…" - ông Nam bức xúc nói.

Không chỉ về quy hoạch giao thông, ông Nam chỉ rõ, quy hoạch mạng lưới giáo dục cũng có cả rồi, nhưng mấy quận nội thành vẫn có tới 6 phường không thực hiện được. Đô thị mới quy hoạch được phê duyệt cũng đồng bộ hết nhưng riêng tại Cầu Giấy có tới 16/17 tòa nhà không có bãi đỗ xe, vậy là xe tràn ra đường…

Theo vị đại biểu này, những nhóm giải pháp để thực hiện quy hoạch đã không được đưa vào trong quy hoạch tổng thể và đề nghị, nhóm giải pháp thực hiện quy hoạch phải cực kỳ được quan tâm.

Ngoài ra, liên quan tới tính khả thi khi thực hiện các quy hoạch, ông Nam lo quỹ đất và vốn không đáp ứng đủ.

Theo tính toán của ông Nam, các quy hoạch lần này đưa ra dự kiến cần khoảng 700-800 ngàn tỷ đồng. Ngoài ra, sau này còn quy hoạch giao thông, môi trường, cấp thoát nước thì số tiền không chỉ dừng lại ở con số vài ngàn tỷ đồng nữa.

"Vậy tầm nhìn cho 8 năm nữa (tới 2020), chia giai đoạn ra thì riêng quy hoạch nông nghiệp đã cần gần 200.000 tỷ đồng, việc huy động ngân sách sẽ như thế nào. Có hai cách: ngân sách và xã hội hóa. Trong đó, xã hội hóa thì có nguồn lực từ doanh nghiệp và nguồn bán đất. Trong khi, theo tôi đất hiện nay tương đối có chủ rồi. Đó là chưa kể, trong khi quy hoạch đất nông nghiệp không thể lấy ra vì cần đảm bảo an ninh lương thực" - ông Nam lo lắng.

Vì vậy, vị đại biểu này đề nghị, UBND TP cần có báo cáo giải trình tổng thể về tính khả thi của dự án.

Quy hoạch kém, Hà Nội đang phải trả giá đắt | ảnh 1
Các quy hoạch của Hà Nội hay thì có hay nhưng thực hiện thì dở (ảnh: S.Đào)

Với quy hoạch y tế, ông Bùi Đức Hiếu, Chánh văn  phòng HĐND TP cũng lo lắng về tính khả thi.

Ông phân tích, trong 10 năm tới quy hoạch yêu cầu xây dựng được 25 bệnh viện với tổng nguồn vốn cần trên 40 ngàn tỷ đồng trong khi 5 năm qua, không có bệnh viện  nào được xây dựng dù quyết tâm chính trị cao.

Ông còn đặt vấn đề, quy hoạch có góp phần giảm tải bệnh viện hiện nay hay không, tăng cường cho các bệnh viện tuyến huyện ra sao? Quy hoạch cũng cần phải chỉ rõ cơ quan nào là nơi công bố các vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm để người dân bớt hoang mang trước những thông tin về thực phẩm hiện nay?

Không dám quyết thì sao dám làm?

Trong khi đó, đại biểu đại diện huyện Từ Liêm lại yêu cầu, quy hoạch phải lâu dài nhưng cần chia giai đoạn hợp lý để thực hiện các công trình cụ thể, nếu không sẽ có tình trạng năm năm sau không thực hiện dược lại chuyển sang năm tiếp theo. Ngoài ra, các quy hoạch phải xác định được tương đối quy mô dân số để quy hoạch cho chính xác.

Vị đại biểu này cũng đặc biệt nhấn mạnh vào quy hoạch nông nghiệp. Theo đó, cần làm rõ thất bại, ai đã thực hiện sai dự án nông nghiệp công nghệ cao Hòa Lạc mà tới giờ vẫn chưa thấy "mặt mũi" dự án trên thực tế. Nếu vấn đề này không làm rõ được thì việc định đưa 10 ha làng hoa Tây Tựu vào quy hoạch sẽ khó được người dân chấp nhận.

Đồng thời quy hoạch nông nghiệp cũng cần định hướng cây cam Canh bưởi Diễn không thể đưa ra bãi sông vì loại này sống trên đất sét, không sống trên đất bãi bồi, khi đó chất lượng quả sẽ không ra gì lại tốn kém.

Trước các vấn đề đại biểu tranh luận, đại biểu đại diện quận Hà Đông cho rằng, "các đại biểu ngồi ở đây nói, quyết chủ trương. Nếu không dám quyết thì ai dám làm gì".

Theo ông, nói về tính khả thi nếu so sánh với quá khứ thì không cơ quan nào có thể trả lời được và đề nghị có cái nhìn hiện thực hơn về quy hoạch.

"Tôi trực tiếp làm quy hoạch công nghiệp thương mại, không thể nói là không thực hiện được. Tôi chưa làm được nhưng đảm bảo trong năm nay những vị trí trong quy hoạch sẽ nổi lên trên mạng. Giờ phải thực hiện để giữ đất đã. Cái nào tốt từ quy hoạch cũ thì giữ lại, không tốt thì bỏ đi" - vị này chia sẻ.

Giải đáp những thắc mắc về tính khả thi, bà Nguyễn Thị Bích Ngọc, Phó Chủ tịch UBND TP cho rằng, "quy hoạch hiện nay làm là để thể chế hóa các chỉ thị, nghị quyết từ trung ương. Dựa vào quy hoạch đó để cụ thể hóa các mục tiêu, quy hoạch rõ ràng khu vực nào là xây dựng trường học, bệnh viện… và ta phải tổng lực vào làm".

Sáng mai, các vấn đề này tiếp tục được HĐND TP thảo luận tại hội trường.

Thảo luận về quy hoạch công nghiệp, thương mại, đại biểu Nguyễn Hữu Thắng cho rằng, các đại biểu không thể ngồi một chỗ để làm quy hoạch được. "Chúng tôi đi chợ Bình Điền, TPHCM nhu cầu các doanh nghiệp bán hàng trong đó lớn nhưng cơ chế của TP không thể mở rộng xây dựng được. Hà Nội cần nhìn vào quy hoạch này để là bài học cho hai chợ đầu mối Bắc Thăng Long và Long Biên. Cần mở rộng ra 100ha là tối thiểu chứ không phải là 20 ha như trong quy hoạch".

Ông Thắng cũng đề nghị, TP khẳng định rõ trong quy hoạch là không phát triển đại siêu thị trong nội thành và nên dành đất ngoài ngoại thành cho việc này.

(Theo Tổ quốc)

Nguồn: batdongsan.com.vn
zalo