Quyết liệt cho mục tiêu Quản lý và phát triển đô thị đến 2010

thiết kế web btccorp
thiết kế website btccorp
công ty thiết kế web btccorp

Quyết liệt cho mục tiêu Quản lý và phát triển đô thị đến 2010

  • 12/11/2020
  • 106


Tỷ lệ các xã có quy hoạch được duyệt hiện nay là khoảng 23%   Ảnh TV

Hầu hết các tỉnh thành đều đã có quy hoạch chung

Một số tồn tại trong phát triển
hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị

 

- Nhu cầu vốn đầu tư cho hạ tầng kỹ thuật đô thị lớn, nhưng việc xã hội hoá, huy động các nguồn lực trong xã hội còn hạn chế.

- Tình trạng ngập úng cục bộ trong mùa mưa, ô nhiễm môi trường còn nặng nề, chậm được khắc phục.

- Hiện tượng ùn tắc và tai nạn giao thông vẫn là mối lo ngại tại các đô thị lớn; hệ thống bến bãi đỗ xe còn thiếu và chưa được quan tâm đúng mức, tỷ lệ đất dành cho giao thông trong các đô thị còn thấp, hầu hết đạt dưới 10% đất xây dựng đô thị. Tỷ lệ đất dành cho bến bãi đỗ xe chưa được chú trọng (hiện đạt dưới 1% đất xây dựng đô thị); thiếu sự thống nhất, đồng bộ trong xây dựng và khai thác hệ thống hạ tầng kỹ thuật dọc các tuyến đường tại các đô thị.

- Về cấp nước đô thị, công suất khai thác vẫn còn thấp, khoảng 3,5 triệu m3/ngđ, đạt 72,6% công suất thiết kế, nguyên nhân là hệ thống được đầu tư chưa đồng bộ về mạng tiêu thụ dẫn đến việc khai thác còn bị hạn chế. Các công nghệ xử lý rác hiện nay đều chưa đáp ứng yêu cầu tái chế tối đa chất thải, tiết kiệm đất chôn lấp và đảm bảo vệ sinh môi trường...

Những tổng hợp báo cáo mới nhất của Bộ Xây dựng cho biết, đến nay hầu hết các tỉnh thành đều đã có quy hoạch chung, 58 tỉnh đã lập và phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng tỉnh. Toàn bộ 93 TP, thị xã, 589 trên tổng số 621 thị trấn, 161 KCN đã được lập quy hoạch xây dựng. Quy hoạch chi tiết xây dựng 1/2.000 chủ yếu được lập cho các khu trung tâm hành chính, khu dân cư hoặc các khu chức năng của các đô thị đạt khoảng từ 40 - 47% diện tích đất xây dựng ở các đô thị. Việc triển khai quy hoạch chi tiết xây dựng tại các đô thị đã được triển khai rộng, đáp ứng nhu cầu phát triển đô thị và đầu tư của các thành phần kinh tế và dân cư. 100% diện tích đất nội thị các đô thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng, TP.HCM… đã được phủ kín quy hoạch chi tiết 1/2.000. Tỷ lệ này giảm nhiều tại các đô thị nhỏ, đặc biệt tại các địa phương khu vực ĐBSCL và miền núi phía Bắc (khoảng 20 - 40% tuỳ từng đô thị).

Tuy nhiên, việc triển khai quy hoạch chi tiết chưa được coi trọng tại nhiều đô thị. Việc lập quy hoạch chi tiết còn bị động trước thực tế phát triển đô thị, chưa đáp ứng được yêu cầu quy hoạch phải đi trước một bước dẫn đến phải thoả thuận quy hoạch, làm chậm tiến độ đầu tư và cấp phép xây dựng, gây phiền hà cho nhân dân, DN và bức xúc trong xã hội. Bộ Xây dựng đang chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc này, đặc biệt là tại Hà Nội và TP.HCM.

Đáng lưu ý là quy hoạch xây dựng các điểm dân cư nông thôn dù đã được các địa phương quan tâm nhưng kết quả đạt được chưa cao. Tỷ lệ các xã có quy hoạch được duyệt hiện nay là khoảng 23%. Tại hầu hết các đô thị, tiến độ lập và điều chỉnh quy hoạch còn chậm, không đáp ứng được yêu cầu phát triển. Nhiều quy hoạch của các đô thị có nhu cầu phát triển lớn đã không hoàn thành đúng thời hạn không đáp ứng yêu cầu chất lượng làm ảnh hưởng đến công tác cung cấp thông tin thu hút và triển khai đầu tư của các địa phương. Chất lượng một số đồ án không đáp ứng tính dự báo nên vừa phê duyệt đã phải điều chỉnh, đặc biệt là quy hoạch chung của một số KKT như Nhơn Hội, Vũng Áng…

Hạ tầng kỹ thuật đô thị ngày một hoàn chỉnh

Hạ tầng kỹ thuật đô thị là lĩnh vực phức tạp, tồn đọng nhiều vấn đề do lịch sử để lại, thiếu vắng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, nhận thức và bộ máy quản lý có nhiều bât cập, do đó được Bộ Xây dựng rất coi trọng. Bên cạnh việc tập trung hoàn chỉnh các văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Xây dựng đã tổ chức nghiên cứu quy hoạch xây dựng hạ tầng kỹ thuật đô thị trên diện rộng, trước mắt là quy hoạch cấp nước, quy hoạch thoát nước và quy hoạch xử lý chất thải rắn cho các vùng kinh tế trọng điểm khu vực phía Bắc, miền Trung và khu vực phía Nam. Quy hoạch thoát nước, quản lý chất thải rắn 3 vùng kinh tế trọng điểm khu vực Bắc bộ, miền Trung và phía Nam đã hoàn thành, đang trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Tổng số các đô thị hiện có là 743 đô thị (gồm 2 TP loại đặc biệt, 3 TP loại I, 14 đô thị loại II, 44 đô thị loại III, 36 đô thị loại IV và 644 đô thị loại V) cùng với các KCN, KKT cửa khẩu đã góp phần tạo ra động lực phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở cả hai khu vực đô thị và nông thôn cả nước. Tỷ lệ đô thị hoá đạt 28%.

Cho đến nay, ước hết năm 2008, tổng công suất thiết kế cấp nước đô thị đạt khoảng 5 triệu m3/ngđ (công suất năm 2006 là 4,3 triệu m3/ngđ, năm 2007 đạt 4,7 triệu m3/ngđ), chủ yếu là xây dựng mới hệ thống cấp nước ở các thị trấn. Ước tỷ lệ dân cư đô thị được cấp nước bình quân khoảng 75 % (các đô thị lớn đạt khoảng 80%). Mức sử dụng nước sạch bình quân 80 - 100 l/người/ngày (các đô thị lớn đạt 100 - 120 l/người/ngày). Tỷ lệ thất thoát thất thu trung bình còn khoảng 31%. Đã có 32/64 đô thị là TP, thị xã tỉnh lỵ đang triển khai dự án thoát nước từ nguồn vốn ODA với tổng mức đầu tư khoảng 32.000 tỷ đồng, đã góp phần cải thiện đáng kể tình trạng ngập úng cục bộ và ô nhiễm môi trường tại một số địa phương.

Tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt tính trung bình cho cả nước hiện tại khoảng 80%. Tỷ lệ thu hồi các chất có khả năng tái chế và tái sử dụng khoảng 23%.

Hệ thống chiếu sáng công cộng phát triển mạnh, đạt tốc độ tăng trưởng cao và có những chuyển biến rõ rệt về chất lượng. Hiện nay tất cả các đô thị của Việt Nam đều có điện chiếu sáng với mức độ khác nhau. Tại các đô thị loại đặc biệt và loại I có 95 - 100% các tuyến đường chính được chiếu sáng, các đô thị loại II, III, tỷ lệ này chiếm gần 90%. Các đô thị loại IV và loại V tập trung chiếu sáng đường phố chính chủ yếu là những đoạn quốc lộ, tỉnh lộ đi qua đô thị. Tại các đô thị lớn, hầu hết các trục đường chính đô thị đã được thảm bê tông nhựa.

Đến nay hầu hết các địa phương trong cả nước đã ban hành quyết định về điều chỉnh giá tiêu thụ nước sạch bước đầu đảm bảo khả năng kinh doanh của các DN cấp nước. Nhiều dự án cải tạo và xây dựng hệ thống thoát nước đô thị đã được triển khai tại các TP, thị xã, góp phần giảm thiểu ngập úng và ô nhiễm môi trường. Một số đô thị cây xanh đã được đánh số, lập hồ sơ quản lý; nhiều địa phương đã ban hành quy chế hướng dẫn quản lý cây xanh của địa phương mình như Hà Nội, Vĩnh Phúc, Phú Yên, Kon Tum, Cần Thơ...

Năm 2010, phấn đấu diện tích nhà ở đạt 14,5m2 sàn/người

 

Năm 2008, lần đầu tiên chỉ tiêu xây dựng nhà ở được xác định là chỉ tiêu xã hội chủ yếu của quốc gia, với mục tiêu phấn đấu nâng diện tích nhà ở lên bình quân 12m2 sàn/người. Đây là căn cứ pháp lý để huy động mọi nguồn lực trong xã hội để phát triển nhà ở.

Được biết, năm 2006 diện tích nhà ở xây mới đạt khoảng 33 triệu m2, năm 2007 diện tích nhà ở tăng thêm khoảng 35 triệu m2, ước năm 2008 tăng thêm 26 triệu m2. Quỹ nhà ở toàn quốc đến nay ước tính đạt khoảng trên 900 triệu m2, đạt bình quân 10,7m2 sàn/người. Dự kiến đến năm 2010, diện tích nhà ở bình quân đầu người đạt 14,5m2 sàn/người.

Bên cạnh đó, công tác bán nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước cho người đang thuê đã được đẩy mạnh hơn so với những năm trước đây. Theo báo cáo của 55 tỉnh, thành, đến nay đã bán được 11 triệu/16,5 triệu m2 sàn tương ứng với 232 nghìn/354 nghìn căn nhà, căn hộ (bằng 65,5%). Quỹ nhà ở còn lại là 122 nghìn căn, trong đó diện được bán là 45 nghìn căn.                                                            

CT


Theo Báo Xây dựng
Nguồn: batdongsan.com.vn
zalo