Rộ thông tin Hà Nội sắp xây mới chợ Đồng Xuân

thiết kế web btccorp
thiết kế website btccorp
công ty thiết kế web btccorp

Rộ thông tin Hà Nội sắp xây mới chợ Đồng Xuân

  • 10/11/2020
  • 166

Tiểu thương hoang mang

Mới đây, thông tin về việc xây mới chợ Đồng Xuân khiến nhiều tiểu thương hoang mang. Bà T, chủ một kiốt đồ da tại tầng một chợ Đồng Xuân cho biết, liên tục nhận được điện thoại, tin nhắn từ các mối hàng trong Nam, ngoài Bắc hỏi thăm về tin xây mới chợ Đồng Xuân. Ký ức mấy năm buôn bán ngoài đường khi chợ Đồng Xuân bị cháy năm 1994 khiến bà lo lắng vì nếu chợ xây lại, phải chuyển đi chỗ khác, các mối làm ăn cũ phải thiết lập lại.

“Chợ mới xây lại gần 20 năm, kết cấu khá kiên cố, bà con vẫn buôn bán, làm ăn bình thường, nếu xây lại thì phải chuyển tạm ra chỗ khác”, bà T nói.

chợ đồng xuân
Chợ Đồng Xuân là một trong những chợ lớn nhất và gắn với phố cổ Hà Nội
Chợ có lịch sử tồn tại hàng trăm năm từ thời phong kiến nhà Nguyễn

Bà L, một tiểu thương ngành hàng mỹ phẩm, người đã buôn bán tại chợ hơn 30 năm, nói: “Chợ Đồng Xuân là nơi gắn liền với di tích phố cổ, là điểm đến của du khách đến thăm Hà Nội. Vì vậy chợ không chỉ là một khu thương mại đơn thuần mà còn là một điểm du lịch đặc sắc. Nếu xây chợ mới lại giống trung tâm thương mại chợ Hàng Da, chợ Cửa Nam… thì chúng tôi rất lo”.

Theo tìm hiểu của Pv, có gia đình 2-3 thế hệ có kiốt buôn bán tại chợ, họ đều có đóng góp ít nhiều đối với sự phát triển của chợ Đồng Xuân. Vì thế nên khi nghe thông tin lãnh đạo quận Hoàn Kiếm đề xuất xây chợ Đồng Xuân mới trên nền chợ cũ, họ đều bất ngờ. Nhiều tiểu thương khác cũng rất hoang mang và kéo lên gặp ban lãnh đạo Công ty Cổ phần Đồng Xuân (đơn vị quản lý chợ) thì được cam đoan “chợ sẽ không được xây lại”.

Có hay không việc xây lại chợ?

Được biết, tại cuộc làm việc với bí thư Thành ủy Hà Nội vào ngày 27/9, ông Hoàng Công Khôi đã đề xuất xây mới chợ Đồng Xuân, đồng thời cam kết sẵn sàng “đứng đầu sóng ngọn gió để làm công tác tư tưởng với tiểu thương”. Lý do xây lại chợ được là do diện tích “sổ đỏ” của chợ Đồng Xuân là 30.000m2 nhưng hiện chỉ sử dụng 14.000m2, gây quá tải và lãng phí. Hơn nữa chợ được xây dựng lại từ năm 1994 nên đã cũ. Ông Khôi phác thảo chợ mới: “Chợ sẽ có quy mô bốn tầng nổi và năm tầng hầm, vừa đảm bảo cho các tiểu thương kinh doanh bình thường, vừa tận dụng được không gian ngầm”.

Cũng tại buổi làm việc trên, bà Trần Thị Phương Lan, Phó Giám đốc Sở Công Thương, cũng đồng tình với đề xuất trên. “Nếu xây lại chợ thì cần chú ý đến các thiết kế của chợ mới để giữ lại những nét đặc trưng truyền thống vốn có của chợ” - bà Lan góp ý.

chợ đồng xuân mới
Tiểu thương chợ Đồng Xuân thắc mắc, chợ còn tốt, bà con buôn bán ổn định…
 thì hà cớ gì đập đi xây mới?

Trao đổi với Pv, ông Đỗ Xuân Thủy, Tổng Giám đốc Công ty CP Đồng Xuân, cho hay đề xuất xây lại chợ mới chỉ là thông tin từ cuộc họp giữa lãnh đạo Thành ủy Hà Nội với quận Hoàn Kiếm. “Đó chỉ là đề xuất miệng, là một ý kiến tại cuộc họp. Bao giờ UBND quận Hoàn Kiếm có văn bản đề xuất với thành phố và thành phố  phê duyệt thì mới có chủ trương xây lại chợ” - ông Thủy giải thích.

Vị lãnh đạo này chia sẻ, sau thông tin trên, bà con tiểu thương chợ Đồng Xuân đã kéo lên chất vấn ban lãnh đạo công ty và ông đã phải mất ba buổi để giải thích. “Tôi đã nói rõ với bà con, nếu như có chủ trương xây lại chợ thì theo nguyên tắc, theo quy chế dân chủ phải có sự bàn bạc với người dân. Nếu họ không đồng tình thì cũng sẽ không thể xây lại chợ” - ông Thủy khẳng định.

Ông Khôi cũng cho biết mặc dù ông có đề xuất nhưng khi kết thúc cuộc họp, bí thư Thành ủy không kết luận nội dung này.

Chợ Đồng Xuân ra đời năm 1889, ban đầu họp ngoài trời, sau được xây thành chợ với năm cầu khung sắt, lợp tôn tráng kẽm. Năm 1994, chợ Đồng Xuân bị cháy gần như toàn bộ. Sau đó chợ được xây dựng lại với quy mô lớn hơn gồm ba tầng hiện đại, khang trang nhưng vẫn giữ một phần kiến trúc cũ. Đến nay, chợ Đồng Xuân vẫn là chợ đầu mối, bán buôn lớn nhất miền Bắc.

Hiện chợ Đồng Xuân có tới hàng trăm ngành hàng, chia theo ba tầng. Theo đó, tầng một là các ngành hàng đồ lưu niệm, thực phẩm, đồ da, hàng điện tử, văn phòng phẩm, đồ chơi trẻ em, trang sức, mỹ phẩm… Tầng hai và tầng ba là khu quần áo thời trang, vải lụa… Mỗi kiốt rộng 2.5 - 3 m2, có giá thuê 500.000 - 700.000 đồng/tháng, ngoài ra chủ mỗi kiốt phải đóng thuế khoảng 5 triệu đồng/tháng.

Theo ông Hoàng Công Khôi, Bí thư Quận ủy Hoàn Kiếm, sau trận hỏa hoạn năm 1994, chợ Đồng Xuân được xây lại trong hai năm 1994 - 1996. Do xây lại vội vàng, hơn nữa điều kiện kinh tế lúc đó khó khăn nên không tính chuyện xây tầng hầm mà chỉ xây ba tầng nổi. Đến nay, chợ bộc lộ những hạn chế, đặc biệt là thiếu bãi đỗ xe, tốn diện tích, sử dụng quỹ đất không hiệu quả…

Nguồn: batdongsan.com.vn
zalo