Sẽ có nhiều cơ hội cho BĐS trong năm 2013

thiết kế web btccorp
thiết kế website btccorp
công ty thiết kế web btccorp

Sẽ có nhiều cơ hội cho BĐS trong năm 2013

  • 23/10/2020
  • 98
Năm 2012 là năm doanh nghiệp BĐS, cũng như các ngành liên quan phải đối mặt với những vấn đề đặc biệt nghiêm trọng như tỷ lệ thất nghiệp cao, tồn hàng hóa lớn, thua lỗ,…Chiều hướng có thể xấu hơn trong năm 2013 và kịch bản có thể tiếp tục xấu trong 3-5 năm tới, nếu không có những giải pháp kịp thời.

Tuy nhiên, thị trường bất động sản không hẳn là toàn màu xám, bên cạnh những vấn đề xấu do hệ lụy từ việc phát triển nóng trong những năm qua để lại, thì trong thời gian qua các ban, bộ, ngành đã tích cực và chủ động có những giải pháp nhằm “phá băng” thị trường thời gian tới. Vì thế, sẽ vẫn có những cơ hội trong thị trường. Trao đổi với phóng viên, ông Phan Thành Mai, Tổng thư ký Hiệp hội BĐS Việt Nam có một số nhận định về triển vọng thị trường trong thời gian tới.
Ông Phan Thành Mai

- Ông đánh giá thế nào về triển vọng thị trường bất động sản năm 2013?

Tiếp tục là 1 năm đầy khó khăn và thách thức đối với Thị trường BĐS. Tuy nhiên năm 2013 có nhiều cơ hội cho thị trường.

Các khó khăn đang hiện hữu là áp lực trả nợ hoặc đang là “con nợ xấu” của ngân hàng- đối với các doanh nghiệp phía Nam. Áp lực kiện tụng từ khách hàng- đối với các doanh nghiệp phía Bắc, thị trường không có đầu ra, hàng tồn kho cao (tỷ trọng chủ yếu với sản phẩm đang hiện hữu trên thị trường là trung, cao cấp).

Tại thời điểm quý 2/2012 con số hàng tồn kho từ 53 DN BĐS niêm yết tăng 143% so với cùng kỳ 2011, nợ ngắn hạn tăng 106% so với cùng kỳ, vay nợ tăng 118% so với cùng kỳ,…

Doanh nghiệp BĐS “kiệt sức” vì chịu đựng chi phí những năm qua phải duy trì hoạt động đang mất khả năng chi trả v.v.

Các cơ hội 2013 là chủ trương “tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ thị trường” của Chính phủ, các Bộ ban ngành qua chỉ thị 01/N1-CP và Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ đầu tháng 1 vừa qua. Theo đó, hướng phát triển nhà ở xã hội, nhà ở bình dân diện tích nhỏ được nhiều cơ chế mở cửa và khuyến khích.

- Theo ông, cơ hội nằm ở những giải pháp vừa rồi, tuy nhiên, phân khúc trung và cao cấp lại không được hỗ trợ nhiều trong khi lại chiếm 80% thị phần. Vậy theo ông, các chủ đầu tư phân khúc này cần phải làm gì cho năm 2013?

Đối với các dự án lớn, chưa triển khai xây dựng, các chủ đầu tư cần nghiên cứu dịch chuyển một tỷ lệ dự án về nhà ở xã hội để có đầu ra và hưởng các chính sách hỗ trợ của Chính phủ.

Một phần dự án cũng nên thay đổi chiến lược lựa chọn phân khúc sản phẩm bình dân, diện tích nhỏ, áp dụng công nghệ nhà giá rẻ … để phát triển và đưa sản phẩm mới ra thị trường.

Đối với các dự án đang triển khai xây dựng, cần nghiên cứu và làm việc các Ban ngành liên quan để có phương án chia nhỏ căn hộ về diện tích phù hợp dưới 70m2 và giảm chất lượng đầu tư hoàn thiện để giá bán có thể giảm tối đa về dưới 15trđ/m2, đưa ra nhiều chính sách sản phẩm để khách hàng có nhiều lựa chọn.

Từ đó các chủ đầu tư cần phối hợp các ngân hàng TM để có được các chính sách ưu đãi theo các gói hỗ trợ tín dụng người mua đã công bố.

- Hiệp hội có kiến nghị giải pháp nào để tháo gỡ khó khăn cho DN?

Thời gian qua Hiệp hội đã lấy ý kiến góp ý của các chuyên gia về các kiến nghị đối với Ủy ban kinh tế Quốc hội, Chính phủ, các Bộ ngành nhằm “tháo gỡ khó khăn hỗ trợ thị trường”. Các kiến nghị bao gồm các nguyên tắc xây dựng chính sách, cải cách thủ tục hành chính “một cửa” đặc biệt đối với các dự án thuộc đối tượng ưu đãi tại nghị quyết 02/NQ-CP;

Nên cho phép doanh nghiệp tự cân đối và lựa chọn tỷ lệ phù hợp với nhu cầu thị trường, từng khu vực, từng dự án vì việc quy định tỷ lệ căn hộ nhỏ, vừa và lớn theo tỷ lệ 1:2:1 không phù hợp với thực tế.

Chúng tôi cũng đã kiến nghị với NHNN tiếp tục hạ lãi suất cho vay về 8-10%/năm đối với các DN BĐS; các chính sách khuyến khích NHTM khi sử dụng trên 3% tổng dư nợ cho nhà ở xã hội; Đặc biệt sớm trình Chính phủ và các cơ quan liên quan để hiện thực hóa đề án xử lý nợ xấu ngân hàng thông qua công ty quản lý tài sản VAMC.

Với Bộ Tài chính, Hiệp hội cũng kiến nghị việc không đánh thuế 2 lần với quỹ Đầu tư BĐS một mô hình tương tự quỹ tín thác REITs quốc tế, tại nghị định 58/2012/NĐ-CP thông qua việc thuế doanh nghiệp bằng 0.
Nguồn: batdongsan.com.vn
zalo