Sẽ thu hồi trên 3.000ha đất làm dự án tại Tp.HCM

thiết kế web btccorp
thiết kế website btccorp
công ty thiết kế web btccorp

Sẽ thu hồi trên 3.000ha đất làm dự án tại Tp.HCM

  • 23/10/2020
  • 104

Những dự án này được 24 quận huyện lập danh mục đề xuất thu hồi đất để triển khai trong năm tới. Được biết, trong số 491 dự án cần thu hồi năm tới có 293 dự án chuyển tiếp từ năm 2015 sang với tổng diện tích gần 1.360 ha và 198 dự án đăng ký mới với diện tích 1.932 ha.

Đây là nội dung Tờ trình vừa được Sở Tài nguyên và Môi trường Tp.HCM trình Hội đồng Nhân dân xem xét tại kỳ hợp cuối năm sắp tới. Bên cạnh đó, Sở Tài nguyên và Môi trường TP cũng đưa ra danh mục các dự án có chuyển mục đích sử dụng dưới 20 ha đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và dưới 10 ha đất trồng lúa.

Hiện tại, nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa cá nhân và hộ gia đình tại 9 quận huyện trên địa bàn TP lên đến khoảng 1.800 ha. Đứng đầu là huyện Hóc Môn có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng nhiều nhất với gần 510 ha, tiếp theo là Cần Giờ 401 ha, Củ Chi 172 ha, Nhà Bè 50 ha, quận 9 khoảng 100 ha và Bình Tân 45 ha…

Thu hồi đất làm dự án tại Tp.HCM
Tp.HCM sẽ xem xét việc thông qua danh mục 491 dự án cần đất để triển khai
trong năm 2016 với tổng diện tích đất cần thu hồi khoảng 3.290 ha

Đơn vị này lý giải rằng, Điều 62 Luật Đất đai năm 2013 quy định các dự án có thu hồi đất phải do hội đồng nhân dân cấp tỉnh chấp thuận gồm có: Dự án xây dựng trụ sở cơ quan nhà nước, quảng trường, công viên, bia tưởng niệm, tượng đài, công trình sự nghiệp công cấp địa phương, công trình phục vụ sinh hoạt chung của cộng đồng dân cư, kết cấu hạ tầng kỹ thuật của địa phương, khu dân cư nông thôn mới, khu đô thị mới, khu dân cư nông thôn, chỉnh trang đô thị; cụm công nghiệp; khu sản xuất và chế biến nông sản, thủy sản, hải sản, lâm sản tập trung...

Kết quả thực hiện công tác thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cho thuê đất trên địa bàn Tp.HCM cho thấy, đa số các quy định của Luật Đất đai năm 2013 đã đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước về đất đai và phù hợp với tình hình thực tế, có đóng góp rất lớn cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của TP. Nhưng nhìn chung, hầu hết các dự án có tiến độ bồi thường giải phóng mặt bằng và triển khai đầu tư khá chậm sau khi được được cấp giấy phép đầu tư và chấp thuận địa điểm.

Nguyên nhân chậm triển khai này là bởi phần lớn diện tích đất thuộc dự án thường không đạt được sự thỏa thuận tốt nhất về đơn giá bồi thường, hỗ trợ, mà diện tích đất đã đền bù theo kiểu “da beo” không liền khoảnh, vì thế việc triển khai thi công các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng cơ sở và khai thác sử dụng đất đối với phần đã bồi thường được cũng khó thực hiện.

Ngoài ra, dù các cơ quan Nhà nước trong thời gian qua luôn phấn đấu đẩy nhanh công tác cải cách thủ tục hành chính và rút ngắn quy trình và thời gian so với quy định, nhưng theo phản ánh của nhiều chủ đầu tư thì thủ tục hành chính từ khâu tìm hiểu dự án, lập dự án tiền khả thi, đến nghiên cứu báo cáo tác động môi trường… còn kéo dài, rườm rà và chồng chéo giữa các đơn vị, cơ quan với nhau. Điều đó làm cho chi phí đầu tư vào đất tăng cao dẫn đến các dự án chậm triển khai hoặc không triển khai.

Nguồn: batdongsan.com.vn
zalo