Siết nhà thương mại- biện pháp bất đắc dĩ!

thiết kế web btccorp
thiết kế website btccorp
công ty thiết kế web btccorp

Siết nhà thương mại- biện pháp bất đắc dĩ!

  • 23/10/2020
  • 119

"Cấm cửa"nhà thương mại

Trong nhiều cuộc họp gỡ khó cho BĐS, các chuyên gia xây dựng đều nhận định rằng, việc hồi phục ngành này không phải là công việc trong một sớm một chiều. Mấy năm tới, BĐS vẫn sẽ "ngụp lặn dưới bùn" và khó có thể gượng dậy. Giờ đây, cảnh những khu nhà thương mại đẹp lung linh bám đầy rêu mốc, vắng tanh không một bóng người đã là hình ảnh quen thuộc.

Theo thống kê, tính đến thời điểm này, Hà Nội còn tồn 20.500 căn chung cư. Đó là những căn do các chủ đầu tư chào bán nhưng không tìm được người mua. Do vậy, sẽ mất từ 1,5 năm đến 4 năm để tiêu thụ hết lượng hàng tồn kho này, tùy thuộc vào khả năng phục hồi của thị trường. Các chủ đầu tư sẽ tiếp tục giảm giá chào do áp lực cạnh tranh, nhưng mức giảm phải lên tới 30%-50% mức giá chào ban đầu. Do vậy, 2013 dự kiến sẽ còn là một năm đầy thách thức với các chủ đầu tư.

Có lẽ nhận rõ được điều đó, mới đây, Hà Nội đã khiến nhiều người phải chú ý khi quyết không xem xét các đề xuất đầu tư xây dựng kinh doanh phát triển nhà ở thương mại trên địa bàn. Bên cạnh đó, thành phố sẽ rà soát quy hoạch, cho phép chuyển một số nhà ở sang nhà ở xã hội và nhà ở dành cho người thu nhập thấp, nhà tái định cư, nhà ở công vụ.           

Trao đổi với PV Người Đưa Tin, anh Đỗ Văn Triều, trưởng phòng hành chính Công ty Cổ phần Phát triển đô thị Từ Liêm cho rằng: "Tôi ủng hộ việc rà soát lại các cự án BĐS của thành phố. Tuy nhiên, tôi nhận thấy, nếu dừng hẳn phát triển nhà ở thương mại và chỉ chú trọng vào nhà ở xã hội sẽ rất dễ  dẫn tới tình trạng phá hỏng kiến trúc đô thị. Bởi vì hiện nay, thực tế cho thấy, nhiều khu nhà tái định cư, nhà dành cho người thu nhập thấp không chỉ ở Hà Nội mà còn trên cả nước xuống cấp rất nghiêm trọng.

Thứ nhất vì không có ai đến ở. Nguyên nhân quan trọng hơn là chất lượng thi công, quản lý, bảo dưỡng của nhiều chủ đầu tư còn chưa tốt. Thậm chí, vì là nhà thu nhập thấp nên họ không đầu tư nhiều về chất lượng và làm việc rất cẩu thả. Trong thời gian tới, nếu thành phố không kiểm tra, rà soát kỹ lưỡng có thể sẽ xuất hiện nhiều khu "ổ chuột" trên cao".
 

"Siết" nhà thương mại chưa đủ để BĐS khởi sắc. Ảnh internet


Cũng theo anh Triều, quy định trên cũng không mấy tác dụng với ngành BĐS trên địa bàn. Bởi vì, hiện nay, rất nhiều khu nhà xã hội mặc dù đẩy giá xuống thấp nhưng vẫn "ế chỏng chơ".

Nguy cơ phá vỡ kiến trúc đô thị

Trao đổi với PV, ông Vũ Tuấn Định, nguyên phó giám đốc sở Quy hoạch và Kiến trúc Hà Nội cho rằng: Khi sáp nhập các địa phận mới vào Hà Nội, Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt đề án quy hoạch chung cho cả Thủ đô. Trước đó, có rất nhiều dự án BĐS đã được các địa phương đầu tư xây dựng. Tuy nhiên, sau khi có quyết định sáp nhập, các địa phương cũng phải rà soát, kiểm tra, thay đổi, thậm chí là dừng những công trình dang dở lại để cho phù hợp với đề án quy hoạch chung.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng, từ đó đến nay, Hà Nội đang triển khai các quy hoạch phân khu. Các dự án BĐS đang triển khai cũng là để cụ thể các quy hoạch phân khu đó. Như vậy, có thể thấy, quy hoạch chung của Thủ đô đã được xem xét và nghiên cứu rất cẩn trọng. Bất cứ hoạt động xây dựng hay quyết định nào cũng cần chú ý đến quy hoạch phân khu đó. Vì vậy việc rà soát các dự án phải dựa trên quy hoạch phân khu đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt. Việc tạm dừng xem xét các dự án mới hay chuyển đổi các dự án phải phù hợp với quy hoạch phân khu để đảm bảo không làm ảnh hưởng và phá vỡ không gian kiến trúc của Thủ đô. "Chúng ta không nên quá kỳ vọng đây sẽ là giải pháp phá tan thế đóng băng của thị trường BĐS", ông Định nói.

Liên quan đến quyết định tạm dừng xem xét các dự án mới, ông Liêm cho rằng, chính quyền phải thận trọng hơn khi xét duyệt các dự án đầu tư BĐS mới thì tốt hơn. Chẳng hạn mới đây, Samsung mới khởi công dự án Khu tổ hợp công nghệ cao của Samsung (SEVT) tại Khu Công nghiệp Yên Bình (Phổ Yên, Thái Nguyên). Dự án này được kỳ vọng sẽ trở thành nhà máy sản xuất điện thoại di động lớn nhất toàn cầu của Samsung. Tuy nhiên, có lẽ nhiều người sẽ muốn mình được ở một khu nhà tại vị trí ở khu vực Sóc Sơn (Hà Nội) để có thể vừa tiện đi làm, vừa được sử dụng những dịch vụ tiện ích tại Thủ đô. Tôi nghĩ, các nhà quản lý nên lãnh trách nhiệm về mình, nếu thấy hợp lý thì vẫn xem xét cho họ kinh doanh còn không thì kiên quyết không xét duyệt gì. Cấm chỉ là biện pháp cuối cùng bất đắc dĩ đối với một người nắm quyền lực mà thôi.

Cần tính toán cẩn trọng

Ông Phạm Sỹ Liêm, phó chủ tịch Tổng hội xây dựng, nguyên thứ trưởng Bộ Xây dựng phân tích: "TP.Hà Nội đang hiểu rằng, các căn hộ giá cao hiện nay đang ở tình trạng cung vượt cầu nên sẽ tạm thời ngừng xem xét các đề xuất xây dựng, phát triển nhà ở thương mại; tập trung chuyển đổi một số nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội. Về cơ bản đây là một giải pháp tốt nhưng nó phải phù hợp với quy hoạch và có tính khả thi. Nếu không tính toán cẩn trọng thì việc chuyển đổi có thể lại tăng thêm các chi phí khác và chưa chắc khi đến với tay người tiêu dùng giá của căn nhà đã vừa túi tiền".
Nguồn: batdongsan.com.vn
zalo