Tạm đóng cửa Parkson Landmarks để thỏa thuận lại với Keangnam

thiết kế web btccorp
thiết kế website btccorp
công ty thiết kế web btccorp

Tạm đóng cửa Parkson Landmarks để thỏa thuận lại với Keangnam

  • 20/11/2020
  • 129

Ngày 6/1, ông Tiang Chee Sung, Tổng giám đốc Công ty TNHH Parkson Hà Nội cho biết, công ty đã quyết định "tạm thời đóng cửa" tại tòa nhà Keangnam Landmark 72 sau nhiều lần cân nhắc phương án khác nhau về hoạt động kinh doanh tại đây.

Bên thuê mặt bằng cho nói: "Việc tạm thời đóng cửa là điều khó tránh khỏi do nhiều vấn đề phát sinh, nhưng chưa được giải quyết thỏa đáng trong một thời gian dài giữa chủ tòa nhà Keangnam Hanoi Landmark 72 và Parkson".

Trong khi đó, ngày hôm nay, đại diện Keangnam lại phủ nhận những mâu thuẫn giữa 2 bên khi trao đổi với phóng viên. Theo vị đại diện này, nguyên nhân trung tâm thương mại này đóng cửa hoàn toàn là do Parkson đơn phương thực hiện khi hợp đồng giữa 2 bên vẫn còn thời hạn.

Vị này cho biết: "Chúng tôi không hề biết gì về kế hoạch tạm thời đóng cửa của họ cho đến khi các hộ kinh doanh tự chuyển hàng ra ngoài vào đêm 2/1. Trong bối cảnh đó, ban quản lý phải tiến hành các biện pháp nhằm kiểm soát an ninh. Về lý do họ tạm đóng cửa, chúng tôi chỉ được biết là "làm ăn không thuận lợi" sau khi xem thông báo của họ tới các hộ kinh doanh".

trung tâm thương mại
Sau ngày 7/1, việc Parkson Keangnam có mở cửa trở lại
hay không sẽ được quyết định (ảnh: NM)

Đại diện Keangnam cho hay, hiện nay, 2 bên vẫn đang cùng nhau làm việc về vấn đề phát sinh từ việc Parkson đột ngột yêu cầu chủ các gian hàng dọn đồ trong đêm. Vị này cho biết: "Tuy nhiên, chúng tôi cũng rất thiện chí nếu họ mở cửa trở lại trung tâm thương mại vì là một doanh nghiệp, Keangnam cũng rất cần khách hàng. Còn sau đó, nếu họ quyết định không hoạt động trở lại nữa, chúng tôi sẽ có kế hoạch tìm kiếm khách hàng mới".

Đồng thời, một đại điện của Parkson cũng đã nhấn mạnh, việc đóng cửa ở Keangnam chỉ là tạm thời. Bên cạnh đó, lợi ích của những cá nhân, tổ chức kinh doanh tại đây sẽ được bảo đảm tùy theo vào những điều khoản trong hợp đồng giữa các bên. Theo vị này, việc trung tâm thương mại có mở cửa trở lại tại tòa nhà cao nhất Việt Nam hay không dự kiến sẽ được quyết định sau ngày 7/1.

Cũng theo ông Tiang Chee Sung, các hoạt động của Parkson tại Việt Nam cũng như trong khu vực sẽ không bị ảnh hưởng bởi việc tạm thời đóng cửa trung tâm thương mại này. Ông khẳng định: "Parkson vẫn tiếp tục giới thiệu các trung tâm thương mại mới cùng nhiều thương hiệu cao cấp khác đến Việt Nam như một phần của kế hoạch phát triển và mở rộng của tập đoàn trong tương lai".

Được biết, trong các báo cáo tài chính mới công bố trước đó, Parkson Retail Asia (PRA) - đơn vị sở hữu thương hiệu Parkson cho biết, so với cùng kỳ, tình hình kinh doanh không mấy khả quan. Nguyên nhân chủ yếu là do doanh số nghèo nàn tại Malaysia và Việt Nam.

Đối với thị trường Việt Nam, báo cáo nhận xét: "Môi trường kinh doanh tại Việt Nam vẫn còn rất thách thức khi chi tiêu trong ngành bán lẻ còn yếu, và cạnh tranh khốc liệt khi ngày càng có nhiều đối thủ mới trên thị trường. Hệ quả là Parkson Việt Nam có tăng trưởng SSS âm 5% với khoản lỗ hoạt động cao".

Tại Hà Nội, các cửa hàng Parkson đặc biệt bị ảnh hưởng bởi số mặt bằng bán lẻ ngày càng tăng trong khi môi trường trong ngành đang yếu đi. Vì thế, Parkson đã phải thực hiện nhiều biện pháp như thực hiện nhiều chiến dịch khuyến mãi, đưa thêm hàng hóa giá tầm trung để giảm chi phí hoạt động và tăng doanh số thông qua đổi mới về chính sách quản trị.

Theo báo cáo tài chính quý I tài khóa 2015 của PRA, doanh thu bán lẻ tại Myanmar và Việt Nam đạt 28 triệu ringgit, cao hơn cùng kỳ năm trước nhưng lại lỗ 3,1 triệu ringgit. Đây là thị trường duy nhất hãng này chịu lỗ trong quý.

Nguồn: batdongsan.com.vn
zalo