Thà không có quy hoạch còn hơn là có một quy hoạch tồi

thiết kế web btccorp
thiết kế website btccorp
công ty thiết kế web btccorp

Thà không có quy hoạch còn hơn là có một quy hoạch tồi

  • 25/10/2020
  • 102
Thà không có quy hoạch còn hơn là có một quy hoạch tồi – bà Huệ Linh - Giám đốc trung tâm quy hoach 4, Viện Kiến trúc, quy hoạch đô thị và nông thôn, Bộ Xây dựng nói.

Theo bà Huệ Linh, cách đây 6 năm, Ngân hàng Thế giới đã có cảnh báo đối với Việt Nam về việc nhu cầu hạ tầng cần phải đáp ứng trong quá trình phát triển đô thị mới, trong đó có khuyến cáo về việc phát triển bền vững. “Nhưng cho đến nay qua 6 năm, phương thức làm quy hoạch vẫn giống như đã làm trong vòng 50 năm trở lại đây” – bà Huệ Linh nói.

Trao đổi với các chuyên gia của Ngân hàng Thế giới về đô thị hóa ở Việt Nam, bà Linh cho biết, bà hy vọng trong những nghiên cứu tới đây, Ngân hàng Thế giới sẽ tập trung nghiên cứu, tư vấn làm sao thay đổi hệ thống văn bản pháp quy về quy hoạch phát triển đô thị bởi đây chính là chìa khóa đầu tiên để có thể phát triển được hay không.

“Nếu nói một cách cực đoan thì chúng tôi muốn mọi người nhận thức được rằng, thà không có quy hoạch còn hơn là có những bản quy hoạch tồi. Cái quy hoạch cứng nhắc, chỉ định một thiếu cơ sở như chúng tôi vẫn thường xuyên làm trong vòng 50 năm trở lại đây không thể nào phù hợp với cơ chế thị trường được. Nó sẽ là rào cản đầu tiên cho phát triển bền vững.” – bà Linh nói.

“Tất cả những đồ án quy hoạch của chúng tôi đang nặng về phân khu chức năng và coi phân khu chức năng là quy hoạch đô thị. Đây là một sai lầm căn bản mà chúng tôi cho rằng chuyên gia của Ngân hàng Thế giới cần nhấn mạnh trong tài liệu của mình và tài liệu đó cần phân phát cho tất cả các cơ quan quản lý nhà nước về quy hoạch phát triển đô thị của Việt Nam. Quan điểm đó là một trong tác hại đầu tiên của quy hoạch đô thị và chúng tôi lo ngại rằng phương thức lập quy hoạch này sẽ được áp dụng trong các khu dân cư nông thôn trong khi trào lưu đô thị hóa và nông thôn mới ngày nay đang phát triển rất nhanh” – bà Huệ Linh nhấn mạnh.

Bà Linh còn cho biết, cách đây 16 năm, ADB đã có nghiên cứu về chiến lược phát triển đô thị ở Việt Nam đã khuyến cáo rất nhiều về phương thức quy hoạch và các nội dung về quy hoạch bền vững cần quan tâm và “chúng tôi cũng thấy là đã không có sự thay đổi nào cả trong cách mà chúng tôi làm quy hoạch phát triển đô thị. Chúng tôi đề nghị Ngân hàng Thế giới nghiên cứu sâu về các giải pháp phát triển đô thị bền vững, và mở các khóa đào tạo cho các giảng viên trong các trường đại học đang đào tạo quy hoạch phát triển đô thị, vì hiện nay chúng tôi vẫn giảng dạy như những gì chúng tôi đã giảng dạy trong 50 năm qua” – bà Linh nói trong lo lắng.

Thà không có quy hoạch còn hơn là có một quy hoạch tồi | ảnh 1
Cách quy hoạch nặng về phân khu chức năng và coi phân khu chức năng là một sai lầm căn bản - ảnh chỉ có tính chất minh họa

Tại Báo cáo Đánh giá Đô thị hóa ở Việt Nam, các chuyên gia của Ngân hàng Thế giới cũng cho rằng, phần lớn quá trình quy hoạch tổng thể ở Việt Nam vẫn dựa trên những ý tưởng đã ăn sâu, bám rễ vào mô hình kỹ thuật chứ không phải thực tế kinh tế xã hội. Theo đó, WB đánh giá: “Quy hoạch không gian đô thị Việt Nam vẫn mang tính mệnh lệnh nặng nề, chú trọng vào quy hoạch kỹ thuật (tức là xây dựng đô thị theo thiết kế) và quy định sử dụng đất – thường là xuống tận cấp phường hay dự án – mà không hoàn toàn tính đến những nhu cầu kinh tế xã hội cơ bản hay thực tế thị trường của thành phố hay khu vực đó, trong khi đay là những yếu tố phức tạp hơn nhiều”.

Ngân hàng Thế giới khuyến nghị, Việt Nam cần cải cách các quy trình và cơ quan lập quy hoạch để đảm bảo rằng các đô thị tiếp tục đóng vai trò then chốt trong nền kinh tế quốc dân. Các ưu tiên chính sách cần tập trung vào việc tăng cường sự phối hợp và hiệu quả của các công cụ sắc bén hơn để theo dõi sát hơn những thay đổi thực tế đang diễn ra trên các thị trường nhà đất. Có thể xây dựng các hồ sơ về nhu cầu nhà ở và khả năng chi trả nhà ở trong toàn thành phố, và theo dõi thường xuyên hơn nhằm giám sát cung và cầu nhà ở của các phân khúc thị trường đa dạng và phân tích các biến cung, cầu chủ yếu có ảnh hưởng đến điều kiện tiếp cận nhà đất trên toàn bộ thị trường.

Worl bank cũng cho rằng, việt Nam nên xem xét việc bổ sung công tác quy hoạch tổng thể bằng các cập nhật quy hoạch chiến lược thường xuyên hơn và các chiến lược quản lý thích ứng dựa trên các số liệu kinh tế xã hội hiện tại và các xu hướng thị trường thực. “Khuyến khích sự linh hoạt là một yêu cầu quan trọng để các đô thị phát triển theo hướng đáp ứng các nhu cầu của thế kỷ 21 và cạnh tranh tỏng một nền kinh tế toàn cầu hóa” là điều mà Ngân hàng Thế giới khuyến nghị.

(Theo VnMedia)

Nguồn: batdongsan.com.vn
zalo