Thái Bình: Đền bù GPMB QL39-2 tại xã Minh Tân có nhiều khuất tất

thiết kế web btccorp
thiết kế website btccorp
công ty thiết kế web btccorp

Thái Bình: Đền bù GPMB QL39-2 tại xã Minh Tân có nhiều khuất tất

  • 23/10/2020
  • 108
Trong đó xã Minh Tân bị thu hồi 4.272m2 với vị trí, ranh giới được xác định theo các tờ trích lục bản đồ địa chính từ 10 - 13. Quyết định của UBND tỉnh là vậy, nhưng việc đền bù cho các hộ dân ở Minh Tân thì… không thể tùy tiện hơn.

Đất “đẻ” - đất “mất tích”?

Để ra được tổng diện tích đất phải thu hồi ở xã Minh Tân, UBND tỉnh Thái Bình đã căn cứ vào trích lục bản đồ địa chính đã được Sở TN&MT thẩm định. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện việc GPMB, Hội đồng GPMB huyện Đông Hưng đã “giúp” ngân sách tỉnh “tiết kiệm” một khoản tiền không nhỏ khi chỉ đền bù hơn 3 nghìn m2, giảm gần 1 nghìn m2 so với quyết định của UBND tỉnh và “giúp” cho một số hộ có thêm một khoản tiền không nhỏ khi “tặng” hay “nâng” diện tích đền bù của họ lên.

Trao đổi với PV, ông Trần Huy Chiến - Trưởng ban Thanh tra nhân dân xã Minh Tân bức xúc: Trong tổng số gần 250 hộ trong xã phải GPMB có 12 hộ mà diện tích đất được bồi thường không thể hiện trong bản đồ GPMB nhưng lại được bồi thường với tổng số tiền gần 1 tỷ đồng, 20 hộ được “nâng” diện tích đất được bồi thường so với diện tích đất phải thu hồi trong bản đồ GPMB từ vài mét đến vài chục mét và không ít hộ không có tài sản, hoa màu nhưng cũng được đền bù…

Xem xét, đối chiếu các tài liệu liên quan đến việc đền bù GPMB QL39-2, đoạn qua xã Minh Tân, PV nhận thấy những điều ông Chiến nói là có cơ sở.

Ví dụ: Trường hợp hộ Nguyễn Văn Lân (thửa 33, tờ bản đồ 11) không có mét vuông đất nào trong bản đồ GPMB nhưng được nhận tiền đền bù tới 47,7m2 đất; hộ ông Nguyễn Văn Huân (thửa 93, tờ bản đồ 11) chỉ có 2m2 trong bản đồ GPMB nhưng diện tích đất được bồi thường lên tới 45,9m2; hộ Nguyễn Ngọc Hưng (thửa 73, tờ bản đồ 11) từ 5m2 lên 41m2… Trong khi có không ít hộ được “nâng” diện tích đền bù thì không ít hộ lại bị “hạ” bớt diện tích đất.

Ông Phạm Thế Chiến (thửa 107, tờ bản đồ 11) nói: Khi tổ công tác GPMB kiểm điểm, có đại diện gia đình chứng kiến, diện tích đất của gia đình bị thu hồi là 80,8m2; sau đó, ông Quang, cán bộ địa chính xã liên hệ đòi hoa hồng 5%, gia đình không có tiền, diện tích đất được đền bù liền bị rút xuống 33,8m2 và nay chỉ còn 16m2 mà không cần đo đạc.

Chung “hoàn cảnh” với ông Chiến, ông Nguyễn Hữu Thới (thửa 41, tờ bản đồ 12) cũng bị rút từ 25,5m2 xuống 13,1m2 rồi 4m2 chỉ vì không chịu “chung chi”.

Không chỉ “nâng”, “hạ” diện tích đất bị thu hồi, Hội đồng GPMB huyện Đông Hưng còn đền bù cho cả trường hợp đã có quyết định thu hồi đất và xác nhận sai nguồn gốc đất (từ đất ao thành đất thổ) khiến ngân sách phải chi trả “nhầm” cả tỷ đồng.

Ngoài các trường hợp trên, ở Minh Tân còn có những trường hợp cùng chung nguồn gốc sử dụng đất, trên cùng một đường thẳng tiếp giáp với QL39-2 nhưng lại không được đền bù trong khi những trường hợp kia lại được.

Bà Nguyễn Thị Thanh nói trong sự bức xúc: Đất tôi đang sử dụng được mẹ chồng là Nguyễn Thị Tuyết cho năm 1990, đã tách thửa và nộp thuế riêng, liền kề nữa là hộ bà Trương Thị Tuyết. Cả ba hộ cùng tiếp giáp với QL39 như nhau, nhưng trong khi mẹ chồng tôi và bà Trương Thị Tuyết được đền bù còn gia đình tôi lại không được đo đạc, kiểm đếm.

Bảo vệ đơn vị thi công hay cưỡng chế trái luật?

Trong khi việc đền bù GPMB còn có nhiều ý kiến về sự không minh bạch, nhiều hộ chưa được đo đạc, kiểm đếm thì đầu tháng 3/2011, Hội đồng GPMB huyện Đông Hưng đã huy động đầy đủ các lực lượng để “bảo vệ cho đơn vị thi công” xúc đất, đặt ống cống.

Ông Nguyễn Đăng Đông, ở thôn Liên Minh, xã Minh Tân nói: Ngày 03/3/2011, thấy 2 xe đến xúc đất trong thổ cư của gia đình tôi, tôi ra ngăn cản, yêu cầu cho dừng lại vì đất của gia đình chưa kiểm đếm. Chúng tôi hoàn toàn nhất trí và ủng hộ việc nâng cấp QL39-2 nhưng phải công khai và minh bạch trong đền bù GPMB.

Ông Trần Văn Toản - Chủ tịch UBND xã Minh Tân, cho rằng: Những “sai sót” trong quá trình xác nhận nguồn gốc, diện tích đất trong diện GPMB là do “thiếu hồ sơ”.

Còn ông Nguyễn Thế Vịnh - Phó chủ tịch Hội đồng GPMB, Trưởng phòng Công Thương huyện Đông Hưng cho biết: “Căn cứ để lập phương án đền bù cho các hộ là: Giấy tờ nhà đất của từng hộ, Sổ mục kê, Bản đồ 299, Bản đồ đo đạc năm 2006”.

Nói là như vậy, nhưng khi thẩm định, phê duyệt phương án hỗ trợ, đền bù GPMB, phải chăng không một thành viên nào trong Hội đồng GPMB “nhìn thấy” những “sai sót” ở Minh Tân và nguyên tắc làm việc của Hội đồng là “Xã ký rồi - ta cứ ký thôi”.

(Theo Xaydung)

Nguồn: batdongsan.com.vn
zalo