Tháo gỡ bất hợp lý trong bồi thường giải tỏa đất tại Tp.HCM

thiết kế web btccorp
thiết kế website btccorp
công ty thiết kế web btccorp

Tháo gỡ bất hợp lý trong bồi thường giải tỏa đất tại Tp.HCM

  • 06/11/2020
  • 89

Khó phân định rõ ràng

Theo UBND TP, Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13.8.2009 của Chính phủ quy định, khi Nhà  nước thu hồi đất nông nghiệp thì được tính bồi thường hỗ trợ như sau: Đối với vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở trong khu dân cư nhưng không được công nhận là đất ở, thì ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp trồng cây lâu năm, còn được hỗ trợ bằng 30% - 70% giá đất ở (theo giá thị trường) để tính bồi thường của thửa đất đó; diện tích được hỗ trợ không quá 5 lần hạn mức giao đất ở mới (thành phố quy định hỗ trợ bằng 40%).

Đối với đất nông nghiệp trong đô thị, khu dân cư thì ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp, còn được hỗ trợ bằng 20% - 50% giá đất ở trung bình của khu vực có đất thu hồi (theo bảng giá đất của thành phố); diện tích đất hỗ trợ không quá 5 lần hạn mức giao đất ở mới (thành phố quy định mức hỗ trợ bằng 50%).

Đối với đất nông nghiệp (thuần) thì hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, thì ngoài việc được bồi thường bằng tiền quy định, còn được hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp bằng tiền từ 1,5 đến 5 lần giá đất nông nghiệp theo bảng giá của thành phố; diện tích được hỗ trợ không vượt quá 10.000m2/hộ.

Tháo gỡ bất hợp lý trong bồi thường giải tỏa đất tại Tp.HCM | ảnh 1

Theo UBND thành phố, để áp dụng đúng quy định trên đòi hỏi phải phân định rõ ràng từng loại đất nông nghiệp theo các phạm vi khu vực đất trên. Thực tiễn có những khó khăn phức tạp, việc xác định loại đất sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mức hỗ trợ cho người sử dụng đất, trong khi giữa các mức hỗ trợ có độ chênh lệch rất lớn.

Cũng theo UBND thành phố, việc xác định đất vườn, ao trong cùng thửa với đất có nhà ở hiện nay, việc quản lý đất đai  sử dụng hệ thống sổ bộ và bản đồ qua nhiều thời kỳ có nhiều thay đổi nên việc xác định sử dụng đất vườn, ao cùng thửa có nhà theo từng nền tài liệu trên đòi hỏi tốn nhiều công sức.

Tương tự, việc xác định đất nông nghiệp trong địa giới hành chính phường, trong khu dân cư thuộc thị trấn, khu dân cư nông thôn cũng có khó khăn phức tạp; như việc xác định ranh giới khu dân cư nông thôn không phải khi nào cũng thuận lợi, vì bản đồ cũng khác nhau qua các thời kỳ, sự phát triển của dân cư ở các khu vực không phải bao giờ cũng đúng theo quy hoạch, do quá trình đô thị hóa nên không tránh khỏi những thắc mắc từ phía người dân cũng như cán bộ thừa hành; một số trường hợp được hưởng mức hỗ trợ cao, thấp khác nhau trong cùng phạm vi, khu vực đất, dẫn đến phát sinh so bì thắc mắc, khiếu nại.

Đất giống nhau nhưng bồi thường khác nhau

Để chứng minh cho các bất hợp lý kể trên, UBND TP đã lấy dẫn chứng: Hộ ông A và ông B cùng có phần đất 500m2 trong địa giới hành chính phường C (thậm chí đất liền kề nhau), tuy nhiên trong quá trình sử dụng thì diễn biến khác nhau. Cụ thể như sau: Ông A, hiện trạng có nhà ở là 150m2 đã được đăng ký kê khai theo tài liệu 299/TTg thuộc một thửa có diện tích 500m2. Khi bị thu hồi phần đất trên, ông A được tính bồi thường, hỗ trợ như sau: Bồi thường đất ở 150m2, đơn giá 10 triệu đồng/m2; hỗ trợ đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở, đơn giá 4 triệu đồng/m2. tổng số tiền ông A nhận được là 2,9 tỉ đồng. Trong khi đó, ông B, hiện trạng là đất vườn (không có nhà) nên chỉ được nhận bằng 50% giá đất trung bình khu vực cộng với đơn giá đất nông nghiệp. Kết quả, bồi thường 500m2 giá 380.000 đồng/m2; hỗ trợ 500m2, đơn giá 1,5 triệu đồng/m2, tổng cộng ông B chỉ nhận 940 triệu đồng... Như vậy, 2 hộ gia đình có đất giống nhau nhưng sử dụng khác nhau, kết quả là số tiền bồi thường, hỗ trợ nhận được chênh nhau quá nhiều.  

Đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở, Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25.5.2007 quy định, mức hỗ trợ từ 20% đến 50%  đơn giá đất ở để tính bồi thường có vị trí liền kề nhưng không vượt quá giá thị trường. Trong khi đó, cũng là đối tượng đất vườn, ao cùng thửa đất ở, Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 13.8.2009 của Chính phủ quy định, mức hỗ trợ bằng 30% - 70%. Như vậy, cùng một đối tượng đất vườn, ao cùng thửa có nhà ở, 2 nghị định 84 và 69 quy định khác nhau. Khi triển khai vào thực tế, UBND thành phố đã ấn định mức hỗ trợ chung là 40%... Kết thúc buổi làm việc, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh cho biết, sẽ cho nghiên cứu sửa Nghị định 69.

(Theo LĐO)

Nguồn: batdongsan.com.vn
zalo