Thảo luận về Luật Thuế nhà, đất: Đất dự án, ai nộp thuế?

thiết kế web btccorp
thiết kế website btccorp
công ty thiết kế web btccorp

Thảo luận về Luật Thuế nhà, đất: Đất dự án, ai nộp thuế?

  • 31/10/2020
  • 102

Rất nhiều ý kiến góp ý vào dự thảo đề nghị Chính phủ cần phải xem xét lại dự luật, bởi nếu thực hiện sẽ gây bất bình đẳng, bất ổn cho xã hội.

Siết chặt nạn đầu cơ

Theo dự luật Chính phủ trình QH thì tất cả những hộ gia đình, cá nhân có sử dụng đất để xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình phục vụ đời sống đều phải đóng thuế đất. Đối với nhà có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên cũng phải nộp thuế nhà.

Góp ý vào dự thảo luật, ĐB Trịnh Huy Quách - Phó Chủ nhiệm UBKT-NS của QH - cho rằng, nếu quy định về người nộp thuế như trong dự thảo thì trên thực tế còn có một vấn đề là đất được Nhà nước cho thuê, nhưng sau đó người ta cho thuê lại, vậy thì ai sẽ là người nộp thuế?

ĐB Trịnh Huy Quách lấy ví dụ: “Như khu đô thị Phú Mỹ Hưng vừa rồi, chủ đầu tư đổ thừa là dân phải nộp thuế, dân thì không chịu vì đã bỏ tiền với giá cao ra để mua nhà. Vậy giải quyết vấn đề này thế nào?”.

ĐB Trịnh Huy Quách hiến kế: Nên chăng luật phải có quy định rõ như chủ đầu tư là người phải đóng thuế; người được Nhà nước giao đất thì phải đóng thuế. Đối với cá nhân cho thuê đất cũng vậy, người nào được Nhà nước giao đất thì người đó phải đóng thuế.

Về hệ số thuế đất đối với nhà chung cư, nhà nhiều tầng, ĐB Trịnh Huy Quách cho rằng quy định như trong dự luật về việc căn hộ càng ở trên cao thì hệ số đóng thuế càng thấp là không phù hợp với thực tế, bởi với những chung cư cao tầng hiện đại thì căn hộ càng trên cao càng có giá, vì vậy luật nên thiết kế lại hệ số thuế cho từng loại nhà.

Cùng chung quan điểm xây dựng luật cần phải có những chế tài siết chặt nạn đầu cơ đất hoặc đất làm dự án rồi bỏ hoang, ĐB Đặng Ngọc Tùng - Chủ tịch Tổng LĐLĐVN và ĐB Đồng Hữu Mạo - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Thừa Thiên - Huế - cùng chung ý kiến rằng, hiện nay có nhiều nơi thu hồi đất nông nghiệp để làm khu công nghiệp, khu đô thị, nhưng lại để hoang rất nhiều năm, gây lãng phí rất lớn, trong khi đó người dân thì lại không có đất để canh tác, nhưng trong dự luật lại không hề điều chỉnh việc nộp thuế đối với những loại đất như thế này. Vì vậy, luật cần nghiên cứu để có thêm.

Về thuế nhà ở, ĐB Đồng Hữu Mạo cho rằng, lập luận như trong dự luật là không thuyết phục, vì cho rằng thuế nhà ở là để nhằm hướng mọi công dân sử dụng tài sản là nhà ở có hiệu quả, thế nhưng vẫn còn rất nhiều thứ tài sản khác có giá trị lớn hơn nhà tại sao lại không đánh thuế? “Ví dụ như mua 1 xe ôtô vài tỉ hoặc một chiếc nhẫn kim cương vài chục tỉ, vậy việc sử dụng tài sản ấy đâu phải nộp thuế?” – ĐB Mạo lấy ví dụ.

Sẽ có việc thuế chồng lên thuế?

ĐB Phương Thị Thanh - Bí thư Tỉnh đoàn Bắc Cạn và rất nhiều ĐB khác đều có chung băn khoăn rằng đây là một đạo luật có ảnh hưởng, tác động tới toàn thể mọi người dân Việt Nam, nhưng dự luật lại quá sơ sài và lại không có giải thích từ ngữ nên rất khó hiểu. Hơn nữa, trong dự luật lại chưa quy định loại đất nào phải chịu thuế hằng năm. Việc đăng ký kê khai và nộp thuế đất đối với trường hợp người có nhiều mảnh, nhiều thửa ở nhiều địa phương khác nhau thì do người dân tự kê khai, vậy thì cơ quan nào có thể đi mà kiểm tra được tính chân thực của việc kê khai? Về nhà ở phải chịu thuế suất, căn cứ nào để lấy mốc là 500 triệu đồng trở lên để chịu thuế suất.

ĐB Phương Thị Thanh cũng cho rằng, với những vùng mà chúng ta cần phải động viên dân ra giữ đất như hải đảo, biên giới thì không nên tính thuế nhà, đất, bởi nếu thu như vậy sẽ không thể động viên người dân ra đó làm nhà giữ đất được.

Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Sơn La Thào Xuân Sùng lại lấy kinh nghiệm từ việc đại di dân cho thủy điện Sơn La và Lai Châu sắp tới ra để phản biện dự luật. ĐB Thào Xuân Sùng khẳng định: Nếu dự luật sau này có thực hiện thì chỉ có thể nên đánh thuế về đất chứ không thể đánh thuế nhà ở, vì nhà ở với người Việt Nam không chỉ có giá trị về mặt kinh tế, mà còn có giá trị về mặt văn hóa, về tâm linh. Nó chứa đựng rất nhiều yếu tố phi vật thể như tâm linh văn hóa dòng họ, nhất là đối với đồng bào dân tộc nó còn mang bản sắc của dân tộc đó, vì vậy không thể đánh thuế.

“Mà nếu có đánh thuế nhà thì đây là việc thuế chồng lên thuế, bởi khi mua vật liệu để làm nhà đã một lần chịu thuế VLXD rồi, vậy sao lại tiếp thuế nữa. Rõ ràng đây là sự tính toán chưa kỹ của nhà soạn thảo luật. Nếu đánh thuế không cẩn thận, tạo ra sự bất ổn trong lòng dân. Vì vậy chưa nên đánh thuế với nhà ở” - ĐB Thào Xuân Sùng cảnh báo.

ĐB Sùng cũng đề nghị, Chính phủ cần giải trình rõ cho QH căn cứ nào để lấy mức tính thuế nhà ở là từ 500 triệu đồng trở lên mà không lấy mức 1 tỉ, vì như nếu xây một căn nhà 2 tầng ở HN có khi chỉ 500 triệu đồng, nhưng cũng xây một căn nhà như thế ở trên Đồng Văn, Hà Giang có khi phải 2 tỉ đồng bởi giá vật liệu, công vận chuyển bị đẩy lên. “Vậy không lẽ vùng cao lại thiệt thòi hơn thành phố?” - ĐB Sùng thắc mắc.
 

Theo Lao Dong
Nguồn: batdongsan.com.vn
zalo