Thị trường bất động sản Đà Nẵng có dấu hiệu chững lại

thiết kế web btccorp
thiết kế website btccorp
công ty thiết kế web btccorp

Thị trường bất động sản Đà Nẵng có dấu hiệu chững lại

  • 31/10/2020
  • 121

Đìu hiu “chợ đất”

Chỉ cần qua cầu Nguyễn Tri Phương, đến đường Võ Chí Công (quận Cẩm Lệ) là gặp “chợ đất” với hàng loạt ki-ốt trưng biển mua bán đất. Thời điểm năm 2013-2015, “chợ đất” ở khu vực này tấp nập kẻ mua, người bán. Thậm chí, có người vừa mua xong lô đất sau một đêm đã bán lại kiếm cả trăm triệu đồng tiền chênh lệch. Cụ thể, đất ở khu đô thị sinh thái Hòa Xuân, chủ đầu tư mở bán từ 380 - 600 triệu đồng/lô có diện tích 100m2, sau đó giá đất tăng lên 750 triệu đồng, thậm chí là 1,3 tỷ đồng/lô.

Tuy nhiên, hơn 2 tháng qua, “chợ đất” khu vực này đìu hiu chưa từng thấy. Dạo quanh một vòng “chợ đất” trên đường Võ Chí Công chỉ còn vài quầy mở cửa giao dịch, phần lớn đều đóng cửa. Một điểm giao dịch của giới cò đất trong một quán cà phê đầu cầu Nguyễn Tri Phương cũng vắng tanh. Anh Dũng, một trong những cò đất lâu năm tại khu vực Cẩm Lệ cho biết, trước đây, mỗi ngày anh có thể bán hàng chục lô đất, nhưng hơn 2 tháng gần đây, sức mua giảm hẳn. Nhiều tháng qua anh không có được giao dịch nào. Thậm chí, gần đây, có nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ đến ký gửi nhờ anh bán đất giúp, giá chỉ bằng lúc mua nhưng cũng không có người hỏi.

Bất động sản Đà Nẵng
Mặc dù bảng hiệu rao bán đất có nhiều ưu đãi hấp dẫn nhưng
người mua vẫn thưa vắng. Ảnh: Nguyên Khôi

Chị Ông Thị Tố N., một nhà đầu tư nhỏ cho hay, trước đây chị thường thu gom khoảng 5 - 10 lô đất, sau đó bán lẻ lại cho người có nhu cầu. Cách đây 3 tháng, chị mua đất ở Khu đô thị sinh thái Hòa Xuân, 1,2 tỷ đồng/lô. Tuy nhiên, thị trường bất ngờ "đóng băng", hơn 2 tháng qua chị không bán được lô nào. Do không gánh nổi lãi suất ngân hàng nên chị N. buộc phải ký gửi cho các cò đất bán để thu hồi vốn nhưng đến nay vẫn không bán được. Nếu muốn bán trong thời điểm này, chị mất khoảng 200 triệu đồng/lô.

Gom hàng, thổi giá

Theo đánh giá của giới kinh doanh nhà đất, việc đất tại Khu đô thị sinh thái Hòa Xuân bị rớt giá trong thời điểm này là rất dễ hiểu. Bởi giá đất khởi điểm khu đô thị này rất rẻ, nên những nhà đầu tư “cá mập” từ Hà Nội, Hà Tĩnh... đổ vào thu gom với số lượng lớn. Sau đó, các nhà đầu tư này bán nhỏ giọt từng lô khiến giá đất lên cơn sốt ảo. Nhà đầu tư chỉ cần mua sang tay rồi ký gửi lại quầy giao dịch, vài ngày sau là có thể kiếm được cả trăm triệu đồng. Song, đó cũng chỉ là cái bẫy mà các nhà đầu tư “cá mập” giăng ra để bẫy những nhà đầu tư nhỏ.

Giới BĐS phân tích, Khu đô thị sinh thái Hòa Xuân là nơi buôn bán sôi động và tăng kéo dài trong suốt 2 năm liền, đây là điều chưa từng xảy ra ở Đà Nẵng. Do đó, các ngân hàng cũng mạnh dạn cho khách hàng vay 70% so với giá thị trường. Hiện nay, thị trường BĐS tại khu vực này đang chững lại và có dấu hiệu “vỡ bong bóng” do có quá nhiều các dự án mở bán với số lượng lớn, giá lại rẻ hơn so với Khu đô thị sinh thái Hòa Xuân. Bởi vậy, các nhà đầu tư chuyển hướng sang đầu cơ tại các khu đô thị mới, giá thấp.

Trong khi đất bị ứ đọng tại các nhà đầu tư rất lớn nhưng những người có nhu cầu mua đất làm nhà thực sự lại không thể nào mua nổi với giá đất hiện nay. Dự đoán, trong thời gian tới, giá đất tại Khu đô thị sinh thái Hòa Xuân sẽ “vỡ bong bong” bởi giá đất tại khu vực này hiện đã đạt đỉnh và sẽ đảo chiều đi xuống.

Cách đây vài tháng, nhiều nhà đầu tư lạc quan vì tin rằng lễ hội pháo hoa quốc tế diễn ra từ tháng 4 đến tháng 6-2017 sẽ khiến giá đất tăng lên như những năm trước. Thế nhưng, đến thời điểm này giá đất vẫn không tăng, sức mua lại thấp.

Hiện nay, hàng chục dự án BĐS đã được UBND TP. Đà Nẵng cho phép mở bán với số lượng rất lớn, nên theo các chuyên gia, khả năng phục hồi của thị trường BĐS là khó trong một vài năm tới. Thậm chí, “bong bóng” thị trường BĐS tại Khu đô thị sinh thái Hòa Xuân vỡ là điều khó tránh khỏi.

Nguồn: batdongsan.com.vn
zalo