Thị trường bất động sản sau 2 năm gia nhập WTO: Những gì cần khắc phục?

thiết kế web btccorp
thiết kế website btccorp
công ty thiết kế web btccorp

Thị trường bất động sản sau 2 năm gia nhập WTO: Những gì cần khắc phục?

  • 31/10/2020
  • 93

 

 Ảnh: Thanh Hải

Nguồn vốn FDI đầu tư tăng rất mạnh


Theo ông Phạm Thanh Hưng, Phó tổng giám đốc Tập đoàn bất động sản Thế kỷ (CEN Group): Việc thị trường BĐS Việt Nam nằm trong tốp thị trường có tính minh bạch được thể hiện thông qua việc thị trường BĐS Việt Nam từ chỗ không được xếp hạng chỉ số minh bạch đã vươn lên nằm trong tốp những thị trường có tính minh bạch. Những cam kết về tự do hoá thị trường khi gia nhập WTO đã giúp các công ty quản lý BĐS quốc tế có điều kiện phát triển tại Việt Nam như CBRE, Savill, Collier…


Không chỉ có vậy, trong 2 năm vừa qua, đầu tư vào BĐS đã trở thành lĩnh vực thu hút một lượng vốn lớn trong tổng đầu tư toàn xã hội, tạo ra lượng giá trị gia tăng lớn. Đến nay tổng dư nợ vốn cho vay đầu tư BĐS tại các tổ chức tín dụng trong cả nước đãtrên 115.000 tỷ đồng (chiếm 9,5% tổng dư nợ toàn bộ nền kinh tế). Chỉ tính riêng trong năm 2008, hàng chục dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực bất động sản với tổng số vốn đăng ký lên đến hàng chục tỷ USD.


Cái được lớn nhất cho thị trường BĐS sau 2 năm gia nhập WTO là nguồn vốn FDI đầu tư vào lĩnh vực này tăng rất mạnh, góp phần quan trọng vào việc đô thị hóa, nâng cấpcơ sở hạ tầng. Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2007 vốn FDI đăng ký đầu tư vào lĩnh vực BĐS đạt gần 8,5 tỷ USD, tăng 42% so với năm 2006. Năm 2008, ước đạt khoảng 28 tỷ USD, tăng hơn 3 lần so với năm 2007.


Những yếu kémcần khắc phục


Mặc dùđã có những thành công nhất định, nhưng thị trường BĐS Việt Nam vẫn còn những yếu kém cần khắc phục. Việc vốn FDI đổ vào thị trường BĐS quá nhiều sẽ làm nguy cơ nhập siêu tăng cao trong tương lai, bởi các nhà đầu tư phải nhập khẩu nguyên liệu để triển khai các dự án. Ngoài ra phần lớn vốn FDI đầu tư vào BĐS chủ yếu được dồn vào kinh doanh văn phòng, căn hộ cao cấp và khách sạn du lịch để thu lợi. Trong khi đó, phân khúc nhà ở cho người có nhu cầu thực sự có thu nhập trung bình và thấp hầu như không có dẫn đến sự mất cân đối trong phân khúc thị trường nhà ở.


TS Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng: Các dự án BĐS gần như không tham gia vào hoạt động xuất khẩu nên sẽ gây khó khăn cho việc cân đối ngoại tệ của Việt Nam khi các nhà đầu tư nước ngoài thu hồi vốn bằng nội tệ nhưng lại chuyển vốn ra nước ngoài bằng ngoại tệ. Vậy là cuối cùng người dân đã phải mua lại sản phẩm hàng hóa bất động sản do chính mình góp vốn. Ngoài ra, việc có quá nhiều vốn đổ vào thị trường này đã nẩy sinh tình trạng đầu cơ tạo ra nhiều cơn sốt ảo. Nguyên nhân dẫn đến sự thiếu ổn định của thị trường này là do hệ thống pháp luật chưa minh bạch, công khai để kiểm soát. "Hiện nay, nhiều nhà đầu tư nước ngoài khi vào Việt Nam thường đưa ra "chiêu" đăng ký vốn cho dự án với số tiền cực lớn, nhưng thực ra là để lấy đất, sau đó xây móng rồi bán trên giấy cho người Việt Nam để huy động vốn theo kiểu "mỡ nó rán nó" chứ không phải là đổ vốn vào đây" - TS Lê Đăng Doanh cũng cảnh báo.


Nguyên Thứ trưởng Bộ TN&MT - Đặng Hùng Võ phân tích: Có tình trạng này là bởi thị trường BĐS Việt Nam đang được vận hành trên một cơ sở pháp lý chưa hoàn chỉnh với các cam kết với WTO, quy hoạch thiếu khả thi và yếu về chất lượng, các khu vực của thị trường thiếu đồng bộ, kinh nghiệm quản lý chưa nhiều. Bên cạnh đo, thị trường BĐS còn phụ thuộc quá nhiều vào các tính toán ngắn hạn, trong khi thị trường chính quy lại cần những tính toán trung hạn và dài hạn. Lợi ích từ phát triển thị trường còn bị nhiều yếu tố phi thị trường chi phối tạo nên mất công bằng giữa các nhóm lợi ích, tình trạng đầu cơ và tham nhũng còn nặng nề, quản lý còn bị chia sẻ, độ công khai và minh bạch còn thiếu.

Theo Kinh tế Đô thị

Nguồn: batdongsan.com.vn
zalo