Thị trường bất động sản thế giới: Nơi nóng nơi lạnh

thiết kế web btccorp
thiết kế website btccorp
công ty thiết kế web btccorp

Thị trường bất động sản thế giới: Nơi nóng nơi lạnh

  • 26/10/2020
  • 121
Riêng ở Mỹ, từ đầu năm đến nay đã có hơn 460 nghìn người mất việc làm và con số này đến nay vẫn chưa dừng lại. 5 năm qua, chỉ riêng giá trị nợ cầm cố nhà cửa tại Mỹ đã vọt lên gần 3.000 tỷ USD.

Giờ đây vấn đề nhà cửa luôn làm đau đầu các gia đình trung lưu. Khoảng 80% chủ sở hữu nhà có thu nhập trung bình hoặc thấp phải chi khoảng 50% thu nhập cho nhà cửa vào năm 2001.

Tại Anh, chủ một căn hộ trị giá 100 nghìn bảng, qua một Cty môi giới, đã cho thuê căn hộ này với giá 450 bảng/tháng từ năm 2005.

Người thuê nhà vẫn trả tiền đều đặn hàng tháng trong hơn 2 năm và mới chỉ báo cắt hợp đồng từ tháng gần đây.

Khi đến tiếp nhận, chủ nhà phát hoảng bởi vị khách 15 năm mới gặp 1 lần này đã chất đống suốt hơn 2 năm qua trên 1.000 thùng các-tông và hộp đựng đồ ăn.

Chủ nhà chỉ còn nước bỏ tiền thuê Cty chuyên dọn dẹp nhà cửa đến chở đống phế thải khỏi căn hộ và sơn sửa lại căn nhà với chi phí kha khá.

Vừa qua, danh sách những thành phố có những đường phố mà giá thuê nhà đắt nhất thế giới đã được công bố. Nước Mỹ có New York - nơi có Đại lộ 5 - có giá cho thuê đắt vô địch, khoảng 4.500 USD/m2.

Tại Luân Đôn kỷ lục giá cho thuê khoảng 2.600 USD/m2. Tại Paris có giá thuê lên tới khoảng 2.000USD/m2.

Giữ kỷ lục ở nước Nga là Matxcơva, nơi có phố mà giá thuê nhà lên tới 1.500 USD/m2. Tại Nhật Bản là thủ đô Tôkyô, có phố giá thuê nhà lên tới hơn 1.800 USD/m2. Tại Toronto (Canada), kỷ lục thuộc về phố Bloor - nơi có điểm thuê nhà mà giá lên tới hơn 900 USD/m2.

Theo Báo Xây Dựng

Nguồn: batdongsan.com.vn
zalo