Thị trường BĐS “sập”, ngân hàng khó tránh “hoạ”

thiết kế web btccorp
thiết kế website btccorp
công ty thiết kế web btccorp

Thị trường BĐS “sập”, ngân hàng khó tránh “hoạ”

  • 14/11/2020
  • 103

Tiền vay thế chấp BĐS đã bằng…GDP!

Theo ông Nghĩa, tại Mỹ, bong bóng nhà đất chỉ vượt giá trị thực 10-11%, mà chính phủ Mỹ đã mất cả 1.000 tỷ USD để cứu thị trường tài chính. Tại Anh, theo dự đoán bong bóng nhà đất tầm khoảng 30%, cụ thể Hà Lan là 25% và Pháp là 20%.
 
Nhưng nguy cơ bong bóng BĐS ở châu Âu lớn hơn Mỹ, bởi các ngân hàng châu Âu đã mua rất nhiều chứng khoán được phát hành bởi tiền nợ tín dụng. Thời điểm này, khủng hoảng vẫn chưa nổ ra, nhưng vẫn đang tiềm ẩn như quả bom hẹn giờ.

Việt Nam đang trong tình cảnh tương tự các nước châu Âu, nhưng còn khủng khiếp hơn rất nhiều lần, bởi bong bóng BĐS không chỉ tăng vài chục % mà đã tăng ảo lên gấp đôi, gấp ba giá trị thực. Trong khi năng lực tài chính để “cứu” thị trường của Nhà nước thì có hạn, nếu thị trường BĐS sập, hệ thống ngân hàng sẽ khó tránh khỏi những hệ luỵ nặng nề.

Ông Nghĩa cũng tiết lộ, trên danh nghĩa, cho vay kinh doanh BĐS chỉ bằng 10% tổng tài sản ngân hàng, nhưng thực chất việc dùng BĐS để thế chấp vay đã chiếm tới 50% tài sản ngân hàng.

“Mà 50% tổng tài sản ngân hàng đã bằng cả GDP của cả Việt Nam, không Nhà nước nào có thể cứu vãn được. Còn để sụp đổ thì tiêu tan toàn bộ hệ thống tài chính”- chuyên gia ngân hàng này cảnh báo.
 
“Phải xì hơi từ từ”

Sự tụt dốc không phanh của thị trường chứng khoán, và những biến động khó lường của giá vàng đã khiến dân đầu cơ đổ xô vào thị trường BĐS, gây nên cơn sốt nóng bất thường cho thị trường. Thực tế thời gian trước đây, có rất nhiều nhà đầu tư nhỏ sẵn sàng thế chấp để vay ngân hàng tới 70% vốn để mua vài căn nhà, cầu vượt cung thổi giá đất tăng chóng mặt. Nhưng việc Nhà nước tăng mức lãi suất cao đã khiến không ít người phải bỏ cuộc, không dám ôm BĐS.

“Lấy độc trị độc”, cách “xì hơi” mà Chính phủ đang tiến hành chính là siết chặt việc cho vay BĐS, cũng như các liều thuốc tiền tệ kiềm chế lạm phát như hạn chế cho vay đầu tư kinh doanh BĐS, tăng lãi suất cho vay hay điều chỉnh một số loại thuế hạn chế đầu cơ.

Theo Bộ Xây dựng, tới thời điểm này, giá nhà đất lại đang có xu hướng chững lại, (giảm từ 15-20%), thậm chí như trong khu vực Tp.Hồ Chí Minh thị trường đã có dấu hiệu đóng băng.

Liều thuốc đắng cho thị trường bởi thế đã gặp phải không ít phản đối, đặc biệt tiếng kêu than từ các nhà đầu tư. Nhiều nhà phân tích cũng cho rằng, lãi suất quá cao có thể sẽ khiến cho nhiều chủ dự án nội phải bỏ của chạy lấy người, vô tình mở rộng cửa cho các nhà đầu tư địa ốc nước ngoài nhảy vào hưởng lợi.

Thực tế, vốn đầu tư nước ngoài vào thị trường địa ốc đang tăng lên chóng mặt, chỉ tính riêng 3 tháng đầu năm 2008, vốn FDI đổ vào thị trường này đã tương đương với cả năm 2007 (gần 5 tỷ USD). Điều này chứng tỏ mối quan tâm đặc biệt của các nhà đầu tư nước ngoài cũng như tiềm năng của thị trường nhà đất trong nước.

Tuy nhiên, nhìn mặt khác của vấn đề, sự tham gia mạnh mẽ này dẫu có thể đẩy các doanh nghiệp trong nước vào thế khó, song sẽ làm tăng rất nhanh nguồn cung cho thị trường. Và một khi nguồn cung được đáp ứng đầy đủ, tất yếu cầu sẽ tự động điều chỉnh lại, và giá BĐS cũng trở về giá trị thực của nó.

Thị trường nhà đất rõ ràng đã có dấu hiệu chững lại, song nếu Nhà nước nới lỏng việc kiểm soát cho vay, thị trường này sẽ sốt trở lại một cách nhanh chóng. Cảnh báo về khủng hoảng hệ thống tài chính do những bất ổn từ thị trường nhà đất, việc huy động vốn, lãi suất…tuy vẫn chỉ là thì tương lai xa.
 
“Nhưng hệ thống tài chính có thể sẽ trở nên bất ổn nếu chính phủ không kiên quyết xì hơi quả bóng BĐS. Bởi thế, để thị trường đóng băng tạm thời không phải là điều quá xấu, đó cũng là cách hay để chọc quả bóng này xì hơi từ từ mà không gây nổ”- ông Nghĩa nhận định.
Nguồn: batdongsan.com.vn
zalo