Thị trường mặt bằng bán lẻ: Muốn thắng phải bình dân hóa

thiết kế web btccorp
thiết kế website btccorp
công ty thiết kế web btccorp

Thị trường mặt bằng bán lẻ: Muốn thắng phải bình dân hóa

  • 16/10/2020
  • 107

Tham vọng của Aeon

Sau 2 năm phát triển chuỗi cửa hàng tiện ích Ministop, Tập đoàn Aeon vừa khai trương TTTM đầu tiên “Aeon Mall Tân Phú Celadon” (quận Tân Phú, Tp.HCM). Đây là một bước đi  đầy tham vọng của tập đoàn này đối với thị trường bán lẻ Việt Nam.

Aeon Mall Tân Phú Celadon có vốn đầu tư khoảng 100 triệu USD.  Đây là TTTM đầu tiên tại Việt Nam của Tập đoàn Aeon Nhật Bản với chiều cao 3 tầng (một tầng trệt và một tầng hầm), diện tích mặt bằng bán lẻ khoảng 50.000m2, trong đó bao gồm khu bách hóa tổng hợp GMS của Aeon và khoảng 120 gian hàng cho thuê được chia thành 5 khu lớn đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.

Ông Yasuo Nishitohge, Tổng giám đốc Aeon Việt Nam, cho biết khoảng 30% lượng hàng hóa bán tại trung tâm này được chọn lựa từ các nhà cung cấp trong nước, 30% nhập từ Nhật Bản và phần còn lại đến từ các nước khác.

Ngoài Aeon Mall Tân Phú Celadon, Aeon cho biết sẽ tiếp tục khai trương trung tâm Aeon Bình Dương Canary vào tháng 10/2014 và Aeon Mall Long Biên tại Hà Nội vào năm 2015. Theo tìm hiểu, Aeon Bình Dương Canary (thị xã Thuận An, Bình Dương) cũng là trung tâm bán lẻ lớn với số vốn đầu tư lên đến 95 triệu USD, sàn xây dựng 80.000m2 bãi đậu xe có sức chứa khoảng 1.000 ô tô và 3.500 xe gắn máy. Phân khúc khách hàng Aeon nhắm tới là tầng lớp có thu nhập trung bình. Một lãnh đạo của Aeon Group cho biết đến năm 2020 Aeon sẽ phát triển tại Việt Nam khoảng 20 TTTM, khởi đầu là Tp.HCM, Bình Dương và Hà Nội.

Với chiến lược “chuyển sang châu Á”, Aeon đang đẩy mạnh đầu tư vào các nước trong khu vực ASEAN. Từ cuối năm 2011, Ministop, công ty thành viên của Tập đoàn Aeon, đã bắt đầu triển khai cửa hàng tiện ích Ministop qua hình thức nhượng quyền thương hiệu, đến nay đã được 17 cửa hàng. Việc liên doanh với G7Mart của Tập đoàn Trung Nguyên đã giúp Aeon có những thuận lợi để nghiên cứu, phát triển một hệ thống phân phối bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam.

Cuộc chiến khốc liệt

Nhìn lại thị trường bán lẻ Việt Nam, có thể thấy đã có sự góp mặt của nhiều đại gia bán lẻ như Big C, Metro Cash & Carry, Giant, Lottemart, Familymart, Daiso, Circle-K, Guardian. Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, thị trường bán lẻ Việt Nam đang bước vào một giai đoạn phát triển sôi động khi thu nhập của người dân được cải thiện và sức mua ngày càng tăng. Gần đây, Tập đoàn Takashimaya Singapore cũng thuê khoảng 15.000m2 sàn bán lẻ tại 5 tầng của giai đoạn 2 dự án Saigon Centre (quận 1, Tp.HCM).

Big C là một trong những tập đoàn nước ngoài thành công với thị trường bán lẻ tại Việt Nam.

Mitsukoshi Isetan Holdings (Nhật Bản) cũng đang nghiên cứu phát triển chi nhánh ở Việt Nam. E-Mart, một tập đoàn bán lẻ lớn của Hàn Quốc, đã tiến hành liên doanh với Tập đoàn U&I Việt Nam để chuẩn bị cho một kế hoạch đầu tư lâu dài. Liên doanh E-Mart Việt Nam có vốn đầu tư ban đầu 80 triệu USD và có kế hoạch mở chuỗi 52 siêu thị đến năm 2020.

Trong khi nhiều đại gia mạnh dạn bỏ vốn đầu tư, trên thực tế không ít siêu thị phải đóng cửa vì ế. Đơn cử, trong khi hệ thống siêu thị tại phía Bắc hoạt động khá tốt thì Fivimart đã phải đóng cửa 5-6 siêu thị ở khu vực phía Nam mà gần đây nhất là Fivimart quận 7.

Do các loại hàng hóa bày bán tại siêu thị Fivimart thường là hàng nhập khẩu, phục vụ nhu cầu tiêu dùng cao cấp nên phần nào kém thu hút người dân đến mua sắm. Tương tự, năm 2007 Công ty Đại Phúc đã đưa TTTM Sài Gòn Outlet Mall với tổng vốn đầu tư 30 triệu USD, diện tích 30.000m2 đi vào hoạt động tại xã Đông Hòa, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương. TTTM này có 6 khu với 170 gian hàng và một nhà hát 1.500 chỗ. Giai đoạn đầu, nơi này chỉ khai thác được 60% công suất.

Theo kế hoạch, chủ đầu tư dự kiến đến hết năm 2007 sẽ khai thác hết công suất và đưa Outlet Mall thành điểm thu hút khách du lịch khi khai thác nhà hát đa năng Lion, kết hợp khu phố mua sắm, ẩm thực với trình diễn các chương trình mang đậm dấu ấn văn hóa Việt Nam. Tuy nhiên, dù được đầu tư hoành tráng nhưng Sài Gòn Outlet Mall đã thất bại do không cạnh tranh được với hệ thống metro, Co.opmart.

Nguồn: batdongsan.com.vn
zalo