Thương vụ Starwood - Marriott: Khởi đầu làn sóng M&A khách sạn 2016

thiết kế web btccorp
thiết kế website btccorp
công ty thiết kế web btccorp

Thương vụ Starwood - Marriott: Khởi đầu làn sóng M&A khách sạn 2016

  • 15/10/2020
  • 98

Hôm 31/3, Anbang đã bất ngờ tuyên bố rút lui khỏi thương vụ mua lại Starwood và chỉ đưa ra tuyên bố ngắn gọn "không đi xa hơn” trong việc chào mua khách sạn Mỹ Starwood vì nhiều vấn đề thị trường.

Anbang tuyên bố: "Chúng tôi đã bị thu hút bởi cơ hội mà Starwood thể hiện, bởi vì đây là một hệ thống khách sạn có chất lượng cao và sở hữu nhiều thương hiệu khách sạn hàng đầu. Đây là những yếu tố phù hợp với tiêu chí mua lại doanh nghiệp của chúng tôi. Nhưng do các vấn đề thị trường nên Tập đoàn đã quyết định không tiến xa hơn”.

CEO Starwood Tom B. Mangas cho hay, dù sắp tới, Starwood có thể lớn nhất, song cũng chỉ chiếm thị phần rất nhỏ trên thị trường toàn cầu. Những cơ hội vẫn còn đáng kể với Starwood

Theo Reuters, việc Anbang rút lui đã mở đường cho Starwood theo đuổi thương vụ sáp nhập trị giá 13,6 tỷ USD với Tập đoàn Marriott International, tạo ra chuỗi khách sạn lớn nhất thế giới.

Trong cuộc gặp gỡ với các nhà phân tích, sau khi đạt được thỏa thuận sơ bộ với Giám đốc điều hành Marriott International Inc Arne Sorenson, ông Tom B. Mangas, Giám đốc điều hành Starwood chia sẻ, thỏa thuận giữa Starwood và Marriott còn nhiều vấn đề cần được củng cố.

Hiện nay, ngành công nghiệp khách sạn đang gặp phải một chút khó khăn khi tăng trưởng doanh thu chậm lại và giá cổ phiếu sụt giảm mạnh trong năm 2015. Vì thế, một trong những bước đi để lấy lại vị thế của ngành là thực hiện các thương vụ M&A.

M&A khách sạn
Sheraton là một trong những thương hiệu của Starwood

Trước đó, Hyatt Hotels Corp đã từng tham gia đàm phán để có được Starwood trước khi Marriott nhảy vào. Trong khi hệ thống khách sạn Carlson mua lại các khách sạn có thương hiệu bao gồm Radisson. Bên cạnh đó, chuỗi khách sạn thương hiệu lừng danh InterContinental Hotels Group Plc cùng với Holiday Inn và Kimpton đã từng hội đàm với các cố vấn tài chính về việc “bán mình” hoặc kết hợp với một đối thủ cạnh tranh nhằm tạo thành một khối khách sạn hợp nhất khổng lồ.

Về thương vụ Marriott - Starwood, cả 2 đã có kế hoạch họp cổ đông vào tháng 4 để biểu quyết về việc sáp nhập. Hiện, Marriott có hơn 4.400 khách sạn trên toàn thế giới, bao gồm các thương hiệu nổi danh như: JW Marriott, The Ritz-Carlton và Gaylord Hotels. Còn Starwood có 1.270 khách sạn ở 100 nước, gồm các thương hiệu như: Sheraton, W Hotels và Westin. Có thể thấy, việc mua lại Starwood sẽ giúp Marriott mở rộng hoạt động tại Ấn Độ, Trung Quốc và châu Âu - những khu vực nơi Starwood đang có mặt và tạo ra một tập đoàn khách sạn lớn nhất thế giới với 1,1 triệu phòng với gần 5.700 khách sạn trên toàn cầu.

Mangas đánh giá, các đối thủ cạnh tranh sẽ quan sát động thái của Starwood để quyết định sẽ tham gia ở phân khúc nào. Trong phạm vi mà chúng tôi thực hiện tốt, họ sẽ cảm thấy áp lực bởi điều hành một thị trường phân tán trên toàn thế giới không phải là vấn đề đơn giản. Dù sắp tới, Starwood có thể lớn nhất, song cũng chỉ chiếm thị phần rất nhỏ trên thị trường toàn cầu. Những cơ hội vẫn còn đáng kể với Starwood. Tuy giao dịch giữa Starwood và Anbang không còn tồn tại, nhưng tôi không từ chối gặp gỡ với lãnh đạo cấp cao của họ.

Ngoài ra, ông Mangas cũng cho biết thêm, thỏa thuận với Marriott không trì hoãn việc bán tài sản riêng của Starwood. Công ty có kế hoạch bán một số tài sản của mình có giá trị khoảng 1 tỷ USD trong năm nay.

Đối với Anbang, trong một vài năm trở lại đây, Anbang là một tên tuổi đáng chú ý trên thị trường M&A quốc tế với việc bạo chi hàng tỷ USD để sở hữu các công ty khách sạn và bảo hiểm trên toàn cầu. Tháng 2/2015, Anbang đã mua Khách sạch Waldorf Astoria ở New York với giá gần 1,95 tỷ USD - đây là mức giá cao nhất được ghi nhận đối với 1 khách sạn tại Mỹ. Họ cũng có một thỏa thuận để mua lại Hotels & Resorts từ Blackstone Group LP với giá trị khoảng 6,5 tỷ USD vào khoảng cuối năm nay để sở hữu 16 khách sạn cao cấp, gồm Del Coronado gần San Diego, Westin St Francis ở San Francisco và JW Marriott Essex House ở New York.

Cũng theo Mangas, Anbang có mối quan tâm lớn với thị trường khách sạn của Mỹ. Đây là một tập đoàn có lối đầu tư sắc sảo và hiểu biết. Anbang hoạt động rất tích cực tại thị trường Mỹ và tôi nghĩ rằng, họ sẽ không thay đổi mục tiêu của mình trong thời gian tới.

Simon Yarmak, một nhà phân tích của Stifel Nicolaus & Co. cho hay, Anbang có thể nhắm đến các mục khác như Hilton và Hyatt sau khi rút khỏi thỏa thuận Starwood.

Còn theo Anbang, khối tài sản của Tập đoàn là 254 tỷ USD và tập đoàn này có tham vọng trở thành 1 trong 10 tập đoàn đa ngành lớn nhất thế giới.

Nguồn: batdongsan.com.vn
zalo