Tiền “chảy” vào lĩnh vực BĐS: Ngân hàng Nhà nước nói gì?

thiết kế web btccorp
thiết kế website btccorp
công ty thiết kế web btccorp

Tiền “chảy” vào lĩnh vực BĐS: Ngân hàng Nhà nước nói gì?

  • 16/11/2020
  • 94

Sáng ngày 23/6, NHNN đã tổ chức họp báo với chủ đề "Sơ kết hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2015".

Gần đây đang có hiện tượng vốn “chạy” mạnh vào lĩnh vực BĐS. NHNN có biện pháp nào để kiểm soát dòng vốn để tiền “chảy” vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh?

Bà Nguyễn Thị Hồng, Phó thống đốc NHNN thừa nhận, gần đây có một số ngân hàng tăng lãi suất huy động. Tuy nhiên, đây không phải là xu hướng phổ biến.

“Qua theo dõi của NHNN, thời gian vừa qua, một số ngân hàng có lợi thế về nguồn vốn đã huy động vốn với mức lãi suất thấp hơn so với trần huy động kỳ dưới 6 tháng, nhưng hiện nay đã tăng lên so với trần huy động”, Phó Thống đốc giải thích.

Cũng theo bà Hồng, với lãi suất trên 6 tháng, NHNN theo dõi như vậy nhưng thấy ổn định. Mặt bằng lãi suất cho vay hiện vẫn đang giảm. Tính đến nay, lãi suất huy động đã giảm 0,2 – 0,4% so với thời điểm cuối năm 2014, lãi suất cho vay đã giảm 0,2 – 0,5% so với cuối năm 2014.

Riêng vấn đề tín dụng cho lĩnh vực BĐS, bà Hồng dẫn số liệu thống kê của NHNN cho thấy, tính đến ngày 23/6, tín dụng BĐS đã tăng 10,89%, chiếm tỷ trọng 8,3%, chỉ tăng nhẹ so với 7,9% so với cùng kỳ năm ngoái.

tín dụng đổ vào BĐS
Tính đến ngày 23/6/2015, tín dụng đổ vào BĐS đã tăng 10,89%, chiếm tỷ trọng 8,3%

“Tín dụng chủ yếu đổ vào lĩnh vực xây dựng nhà ở và cho thuê, không phải đổ vào kinh doanh BĐS. Tín dụng này cũng kích thích tiêu dùng đối với các nhóm hàng vật liệu xây dựng”.

Phó Thống đốc khẳng định lại quan điểm của NHNN đó là: Đối với những lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro thì NHNN đặc biệt quan tâm và hướng tín dụng vào 5 lĩnh vực ưu tiên.

Liệu từ nay đến cuối năm lãi suất có thể tăng hay không? Chính sách lãi suất của NHNN trong những tháng cuối năm sẽ như thế nào?

Bà Hồng cho biết, ngay từ đầu năm, Thống đốc NHNN đã ban hành Chỉ thị số 01 với mục tiêu điều hành lãi suất ổn định.

“Đến thời điểm hiện tại chúng tôi đánh giá diễn biến vĩ mô tích cực, tăng trưởng GDP đạt 6,3%. Đây là mức đáng phấn khởi, lạm phát kiểm soát ở mức thấp. Tháng 5 đã tăng 0,25% so với cuối năm 2014, và tăng 0,95 so với cùng kỳ năm trước”.

Hội đồng tư vấn tài chính quốc gia cũng đã họp và có đánh giá về tăng trưởng GDP trong 2015, mức lạm phát dự kiến là hơn 3 – 3,5%. Như vậy, về cơ bản lãi suất chỉ dự kiến ở mức như hiện nay. Với tăng trưởng tín dụng trong thời gian vừa qua, NHNN sẽ bơm hút tiền linh hoạt để các ngân hàng thương mại đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng, đáp ứng nhu cầu vốn của thị trường.

“Như vậy, trong 6 tháng cuối năm, mức lãi suất sẽ chỉ như hiện nay. Lãi suất của các tổ chức tín dụng được căn cứ vào cung cầu của thị trường và NHNN sẵn sàng thông qua việc tái cấp vốn để hỗ trợ thanh khoản, tăng trưởng tín dụng”, Bà Hồng kết luận.

Trước lo ngại lãi suất tăng trở lại là do bị tác động bởi việc điều tiết hút tiền về của NHNN trong thời gian qua, bà Hồng khẳng định: Việc NHNN điều tiết thanh khoản hàng ngày chỉ tác động lên mặt bằng lãi suất trên thị trường liên ngân hàng. Còn lãi suất cho vay của các tổ chức tín dụng thì bị tác động bởi lãi suất huy động trên thị trường.

Ngoài ra, trên thị trường liên ngân hàng, NHNN vẫn theo dõi sát sao diễn biến vốn khả dụng của các ngân hàng. Nếu xảy ra tình trạng dư thừa gây áp lực cho tỷ giá thì NHNN sẽ thực hiện hút tiền về, làm sao đạt được mục tiêu điều hành lãi suất đầu năm đề ra.

NHNN phải điều tiết linh hoạt sao cho lãi suất phù hợp với tỷ giá và nhu cầu thị trường. Thời gian vừa qua, có thời điểm lãi suất liên ngân hàng xuống rất thấp, ví như gần đây, lãi suất liên ngân hàng 1 tháng chỉ còn khoảng 3 – 3,5%, tương đối thấp và giữ ổn định. Đây cũng là mức lãi suất thích hợp để NHNN điều hành phù hợp với mục tiêu chính sách tiền tệ, lãi suất và tỷ giá.

Nguồn: batdongsan.com.vn
zalo