Tiếp tục kiến nghị đa dạng hóa sở hữu về đất đai

thiết kế web btccorp
thiết kế website btccorp
công ty thiết kế web btccorp

Tiếp tục kiến nghị đa dạng hóa sở hữu về đất đai

  • 09/11/2020
  • 92
Đây là hội thảo thứ hai, tiếp nối sau cuộc lấy ý kiến được tổ chức một ngày trước đó tại Tp.HCM.

Dự thảo báo cáo của Chính phủ đánh giá chế định sở hữu toàn dân về đất đai chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Cụ thể, chế định sở hữu đất đai chưa xác lập cơ chế xử lý các quan hệ đất đai liên quan đến quan hệ tài sản mang tính chất công và tư. Theo đó, đối với các quan hệ đất đai liên quan đến quan hệ tài sản mang tính chất công, Nhà nước thống nhất quản lý và xử lý bằng các biện pháp hành chính. Đối với các quan hệ đất đai liên quan đến quan hệ tài sản mang tính chất tư, Nhà nước tạo lập cơ chế, chính sách, khuôn khổ pháp lý cho các quan hệ này vận động; thực hiện vai trò cung cấp dịch vụ công về đất đai và can thiệp bằng những biện pháp kinh tế, dân sự…

Tiếp tục kiến nghị đa dạng hóa sở hữu về đất đai | ảnh 1
Quan điểm đa dạng hóa sở hữu đất được nhiều ý kiến ủng hộ. Ảnh: HTD

Chế định sở hữu đất đai hiện nay cũng chưa giải quyết hài hòa mối quan hệ về lợi ích kinh tế giữa Nhà nước, chủ đầu tư và người bị thu hồi đất trong trường hợp Nhà nước thu hồi đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, cơ chế quản lý, trình tự, thủ tục hành chính thực hiện các quyền của người sử dụng đất vẫn còn gây phiền hà cho người dân…

Tuy phân tích sâu những bất cập của chế độ sở hữu toàn dân về đất đai như trên nhưng dự thảo báo cáo không có kiến nghị cụ thể nào về chế độ sở hữu đất đai (trong phần kiến nghị về các vấn đề kinh tế chỉ nêu đề nghị thay sở hữu toàn dân thành sở hữu nhà nước). Thứ trưởng Thường trực Bộ Tư pháp Hoàng Thế Liên, người phát ngôn của ban chỉ đạo, cho biết tại cuộc hội thảo diễn ra tại Tp.HCM, có một số ý kiến đề nghị Hiến pháp thừa nhận quyền sở hữu tư nhân về đất đai. Đại diện Đà Nẵng cũng cho hay TP này đã tổ chức nhiều hội thảo, lấy ý kiến về vấn đề này. Các ý kiến chia thành ba quan điểm. Một là giữ nguyên như hiện hành, hai là ghi nhận chế độ sở hữu tư nhân về đất đai. Quan điểm thứ ba cũng là quan điểm được nhiều người ủng hộ là đa dạng hóa sở hữu đất đai gồm sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể và sở hữu tư nhân; Nhà nước ban hành các quy định điều chỉnh quyền sở hữu của các chủ thể này.

Dự thảo Báo cáo của Chính phủ cũng kiến nghị việc nghiên cứu thiết lập cơ chế và thiết chế tài phán đối với các vi phạm Hiến pháp trong hoạt động lập pháp, hành pháp và tư pháp. Lý do bởi hiện nay cơ chế bảo vệ Hiến pháp ở nước ta là cơ chế phi tập trung và không mang tính tài phán, hoạt động bảo hiến quan trọng và phổ biến nhất là giám sát, kiểm tra, tự kiểm tra của các chủ thể có thẩm quyền và hình thức xử lý vi phạm chủ yếu là “kiến nghị”. Hơn nữa, việc xử lý vi phạm Hiến pháp không do một cơ quan chuyên trách thực hiện theo trình tự, thủ tục riêng bảo đảm tính công khai, dân chủ, thiếu sự tham gia của các chuyên gia về Hiến pháp và pháp luật nên khó bảo đảm tính khách quan, chính xác…

(Theo PLTP)

Nguồn: batdongsan.com.vn
zalo