Tin nhắn rác BĐS và câu hỏi về thanh khoản thị trường

thiết kế web btccorp
thiết kế website btccorp
công ty thiết kế web btccorp

Tin nhắn rác BĐS và câu hỏi về thanh khoản thị trường

  • 16/11/2020
  • 90

Nửa đêm cũng không tha

Phản ánh đến một số cơ quan báo chí, nhiều thuê bao di động tại Hà Nội của các nhà mạng lớn từ Viettel, VinaPhone đến MobiFone đều tỏ rõ sự bức xúc về tình trạng phải nhận tin nhắn bất đắc dĩ với nội dung chào bán căn hộ, biệt thự tại Hà Nội trong suốt thời gian qua.

Chị Lê Hải Yến (trú tại phố Bạch Mai, Hà Nội) bức xúc kể, hầu như ngày nào cũng có hàng chục số điện thoại lạ không ngừng nhắn tin chào mời mua BĐS, từ chung cư cao cấp đến biệt thự liền kề, từ căn hộ bình dân đến căn hộ siêu sang.

"Thường xuyên nhận được tin nhắn kiểu 'chỉ cần có 10 triệu, 20 triệu là có thể đặt cọc căn hộ ở những dự án hạng sang ở Hà Nội'... Thậm chí có 2 - 3 thuê bao tự giới thiệu đến từ các sàn giao dịch khác nhau nhưng lại rao bán 1 căn hộ ở cùng một dự án khiến tôi không khỏi nghi ngờ về khả năng "hút hàng" mà những dự án này từng quảng cáo trước đó. Khó chịu nhất là những vị khách không mời này vẫn tìm đến cả vào lúc nửa đêm hoặc những ngày cuối tuần. Chính vì bội thực các kiểu tin nhắn rác như thế này mà tôi đâm ghét lây tên tuổi của những dự án mà mình bị chào mời".

tin nhắn rác
Tin nhắn rác BĐS quá nhiều không chỉ gây khó chịu cho người nhận mà còn ảnh hưởng đến uy tín của chủ đầu tư và dự án. Ảnh: cand

Trao đổi với PV bài viết về tình trạng phát tán tin nhắn ào ào để chào mời mua BĐS diễn ra trong thời gian qua, ông Lê Xuân Trường- GĐ của một doanh nghiệp xây dựng có trụ sở tại đường Lê Văn Lương (Hà Nội) và cũng là nhà thầu ở nhiều dự án BĐS cho biết, từ cuối năm ngoái, tại thị trường Hà Nội, với việc hàng loạt chủ đầu tư tiến hành tái khởi động các dự án đình trệ trước đây khiến áp lực bán hàng trở thành vấn đề đau đầu của cả chủ đầu tư và các đơn vị môi giới. Bản thân ông Trường cũng từng nhận được hàng chục cuộc gọi, tin nhắn chào bán BĐS ngày cũng như đêm.

Từ thực tế trên ông Trường nhận xét: "Trong khi các chủ đầu tư đang tận dụng cơ hội từ sự ấm lên của thị trường để tái khởi động dự án và đẩy mạnh doanh số bán hàng, thì không hều có một cơ quan hay tổ chức nào chịu đứng ra khảo sát nhu cầu thực sự về BĐS của người dân. Điều này cũng như con dao 2 lưỡi đẩy thị trường BĐS vào tình trạng đóng băng trở lại bất cứ lúc nào do dư thừa nguồn cung".

Lảng vảng "bóng ma" hàng tồn

Một nhà đầu tư BĐS tên Trần Anh Tuấn, người từng "ôm" căn hộ, biệt thự ở khu vực phía Tây Hà Nội nhiều năm nay đã đặt câu hỏi nghi vấn về số lượng giao dịch BĐS thành công mà các chủ đầu tư công bố thời gian gần đây. "Hiện tại tôi đang chào bán khá nhiều BĐS tại khu vực phía Tây Hà Nội với giá rẻ chỉ bằng khoảng 1 nửa so với giai đoạn năm 2012, vậy mà không có giao dịch", ông Tuấn tiết lộ.

Đánh giá về chiêu trò của giới kinh doanh BĐS, ông Trần Anh Tuấn nhận xét: "Tình trạng giá chênh ở một vài dự án BĐS chính là là thành quả của sự bắt tay giữa chủ đầu tư và các sàn giao dịch BĐS. Theo đó, các chủ dự án thường giao hàng độc quyền cho một vài sàn BĐS. Sau đó, các sàn này, với chức năng chính là môi giới sẽ làm "thủ thuật", tạo sự khan hiếm ảo, khiến khách hàng khó tiếp cận sản phẩm. Trong khi đó, phía chủ đầu tư, mặc dù còn hàng, nhưng nếu người mua có hỏi đến cũng sẽ trả lời là 'hết', nhằm tiếp tay cho các sàn sân sau đẩy giá lên".

Kể từ đầu năm đến này, hầu hết các chủ đầu tư đều đưa ra con số thống kê về các giao dịch cứ đều đặn tăng "tháng sau hơn tháng trước". Tuy nhiên, theo một báo cáo mới đây của Bộ Xây dựng, tổng giá trị tồn kho BĐS đến hết ngày 20/5/2015 vẫn còn khoảng 67.443 tỷ đồng. Nếu so với cùng thời điểm năm 2014 thì giá trị hàng tồn kho chỉ giảm 1.338 tỷ đồng. Bộ Xây dựng cũng đưa ra số liệu tồn kho căn hộ chung cư còn 12.908 căn (tương đương khoảng 19.799 tỷ đồng); tồn kho nhà thấp tầng còn 9.066 căn (tương đương khoảng 16.130 tỷ đồng); tồn kho đất nền nhà ở còn khoảng 8.378.856 m2 (tương đương khoảng 26.969 tỷ đồng); và tồn kho đất nền thương mại khoảng 1.637.782 m2 (tương đương khoảng 4.545 tỷ đồng).

Tổng thư ký VnRea - ông Trần Ngọc Quang cũng từng cảnh báo: "Thực tế thị trường BĐS thời gian qua cho thấy cái giá phải trả là quá lớn cho việc đầu tư lướt sóng BĐS. Khi nhà đầu tư tham gia thị trường quá say mê, sẽ luôn có ý định đẩy giá lên quá cao, vượt xa khả năng chi trả của người mua. Còn chủ đầu tư dự án khi kỳ vọng quá cao vào thị trường thì hậu quả phải nhận là tiếp tục một chu kỳ xuống giá mới, đem lại không ít tổn thất không chỉ cho thị trường BĐS mà còn cho cả nền kinh tế".

Nguồn: batdongsan.com.vn
zalo