Tồn tại nhiều vướng mắc trong thi hành Luật Đất đai năm 2013

thiết kế web btccorp
thiết kế website btccorp
công ty thiết kế web btccorp

Tồn tại nhiều vướng mắc trong thi hành Luật Đất đai năm 2013

  • 15/11/2020
  • 116

Đô thị lớn gặp nhiều khó khăn

Theo thông tin được biết từ UBND Tp.HCM, chưa có sự đồng bộ, thống nhất về cả mặt áp dụng và nhận thức của các văn bản hướng dẫn thi hành luật cùng một số nội dung quy định trong luật và các văn bản khác có liên quan, trong khi đó còn rất chậm trong việc ban hành văn bản hướng dẫn. Bên cạnh đó, trong lĩnh vực xây dựng, đầu tư và đất đai, các văn bản quy phạm pháp luật đã qua sửa đổi cũng như bổ sung nhiều lần và không có tính ổn định; mặt khác, để giải quyết các hồ sơ liên quan, cơ sở pháp lý lại phải dựa trên rất nhiều văn bản pháp luật như: Bộ luật Dân sự, Luật Đầu tư, Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở,…

Việc quản lý các công trình trên cao và các công trình ngầm tại các đô thị lớn như Đà Nẵng, Tp.HCM và Hà Nội hiện chưa có hướng dẫn hay quy định cụ thể khiến công tác quản lý gặp không ít khó khăn.  

Báo cáo của UBND Tp.HCM cho biết, từ thời điểm 1/7/2014, khi Luật Đất đai năm 2013 chính thức có hiệu lực cho đến đến nay, với tổng số nhà, đất trên địa bàn TP là 1.523.578, TP đã cấp 1.408.046 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đã đạt tỷ lệ 92,4%. Trong khi đó, do người dân không có nhu cầu cấp giấy hoặc do không đủ điều kiện nên hiện số trường hợp chưa được TP cấp giấy chứng nhận đó là 116.632 trường hợp.

Ngoài ra, có 7 văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến đất đai đã được ban hành bởi UBND Tp.HCM. Có 35 văn bản đã được thay thế, 23 văn bản bị bãi bỏ và 16 văn bản được giữ nguyên sau quá trình rà soát, kiểm tra văn bản pháp luật đất đai nằm trong thẩm quyền của UBND Tp.HCM. Có 9 dự án với diện tích 189,4ha bị chậm tiến độ đã bị TP xử lý và thu hồi đất; 7 khu đất với diện tích 1,4197 ha cũng được TP đưa ra bán đấu giá quyền sử dụng đất thành công, qua đây Ngân sách Nhà nước đã được đóng góp số tiền gần 150 tỷ đồng.

Đối với trường hợp đất, nhà mà người đang sử dụng đất nhận mua bán, chuyển nhượng bằng giấy viết tay từ trước ngày 1/1/2008 trở về đến sau ngày 1/7/2004 không có giấy tờ hợp lệ nhưng đang sử dụng đất không có tranh chấp, phù hợp quy hoạch và ổn định, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng nhận được kiến nghị từ phía Tp.HCM về việc bổ sung, xem xét hướng dẫn giải quyết cấp giấy chứng nhận (quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất cùng các tài sản khác liên quan tới đất).

Với đối tượng thuộc diện chính sách, thực sự gặp khó khăn với nhu cầu cấp bách về nhà ở nhưng sau ngày 1/7/2004 đã xây dựng nhà ở trên đất nông nghiệp nên đã không được cấp Giấy chứng nhận, TP cũng đưa ra kiến nghị về việc giải quyết, xem xét cấp giấy chứng nhận với mục đích đất ở lên Bộ Tài nguyên và Môi trường.

luật đất đai 2013
Vẫn còn nhiều vướng mắc tồn tại trong 1uá trình thi hành
Luật Đất đai năm 2013 ở nhiều địa phương

Bắc Kạn cũng là đang gặp những điều khó xử tương tự khi văn bản hướng dẫn thi hành và nội dung luật thiếu sự nhất quán. Đơn cử như của luật quy định về thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tại Điều 105, Sở Tài nguyên và Môi trường được uỷ quyền bởi UBND tỉnh về việc không quy định được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với cá nhân là người nước ngoài. Trong khi đó, việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cá nhân là người nước ngoài lại được quy định tại Điều 37, Nghị định 43/2014/NĐ-CP về hướng dẫn thi hành.

Cái nhìn từ hai phía với vấn đề bồi thường và thu hồi đất

Bên cạnh việc xem xét lại quy định bồi thường đối với đất vườn, ao và đất nông nghiệp trong khu dân cư, việc bổ sung hướng dẫn cho phép gửi tiền bồi thường vào tài khoản ngân hàng  cũng được UBND Tp.HCM kiến nghị với Bộ Tài nguyên và Môi trường đối với những trường hợp để đẩy nhanh tiến độ dự án, người sử dụng đất đồng ý bàn giao đất bị thu hồi …

Tại Hà Nội, 5 nhóm vấn đề vướng mắc, khó khăn trong quá trình tổ chức thi hành Luật Đất đai 2013 trên địa bàn TP đã được  UBND TP. Hà Nội kiến nghị với Bộ Tài nguyên & Môi trường tại buổi làm việc với đoàn công tác Bộ Tài nguyên và Môi trường diễn ra hồi cuối tháng 5 vừa qua, bao gồm:  Các vấn đề trong xử lý vi phạm đất đai; vấn đề về bồi thường hỗ trợ tái định cư; các vấn đề tồn tại trong công tác xác định giá; các vấn đề liên quan đến , quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, đăng ký biến động quyền sử dụng đất, việc cấp sổ đỏ; các vấn đề liên quan đến việc cho thuê đất, giao đất thực hiện dự án đầu tư.

Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Vũ Hồng Khanh cũng cho biết, số dự án do chủ đầu tư tự chịu trách nhiệm thu hồi đất trên địa bàn Hà Nội là khoảng 80%, điều này khiến công tác giải phóng mặt bằng gặp rất nhiều khó khăn khi các chủ đầu tư sẽ phải tự thương lượng với người dân. Tiến độ dự án chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng nếu những vướng mắc này của các chủ đầu tư không được giải quyết.

Những vướng mắc còn tồn tại gây ảnh hưởng cho công tác thi hành Luật Đất đai 2013 cũng được Sở Tài nguyên và Môi trường Bắc Kạn nêu ra như: trong của Nghị định 44/2014/NĐ-CP, Điều 15 tại nghị định này đã quy định quy định cụ thể về giá đất làm cơ sở cho việc xác định giá đất khởi điểm để đấu giá quyền sử dụng nhưng Điều 114 trong Luật lại không hề quy định về giá đất cụ thể trong trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất để tính giá khởi điểm...

Tại một buổi toạ đàm mới diễn ra, liên quan tới vấn đề sự khác nhau về giá bồi thường giữa dự án do các doanh nghiệp thu hồi và Nhà nước thu hồi, một nông dân đến từ tỉnh Hà Nam, ông Lại Đức Thành, cho hay, trong 6 tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, giá bồi thường thu hồi đất ở Hà Nam là thấp nhất mặc dù là một tỉnh giáp ranh với thủ đô Hà Nội.

Mặt khác, giá đất bồi thường thu hồi cho mỗi m2 đất nông nghiệp tại Hà Nam kể từ năm 2009 cho đến nay không hề thay đổi và vẫn giữ nguyên ở mức 40.000 đồng/m2. Theo ông Thành, mức bồi thường này chỉ tương đương 1 bát phở. Nếu mỗi m2 đất nông nghiệp được kèm theo hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, đào tạo nghề...thì sẽ được bồi thường số tiền 135.000 đồng cho mỗi m2. Tổng số tiền bồi thường sẽ khoảng 49 triệu đồng nếu tính trên 1 sào đất.

Cũng theo ông Thành, mức bồi thường sẽ là khoảng 100 triệu đồng/sao khi người dân và doanh nghiệp trực tiếp thỏa thuận với nhau. Ông Thành nói: “Mức giá bồi thường, thu hồi đất do doanh nghiệp tiến hành khác xa so với do Nhà nước thu hồi. Tôi cho rằng Nhà nước cần quan tâm hơn đến lợi ích của người dân, giá đất bồi thường cần sát với giá thị trường, phù hợp với các vùng miền”.

Nguyên Phó Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn Dân chủ pháp luật, Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, luật sư Lê Đức Tiết nhận định, việc không dưa ra được căn cứ để định giá đất chính là bất cập lớn nhất đang tồn tại trong chính sách thu hồi đất hiện nay.

Những khúc mắc trong quá trình Luật Đất đai được thi hành theo các chuyên gia là chưa được tháo gỡ và vẫn còn nhiều. Những bất cập này nếu không được điều chỉnh kịp thời sẽ sễ gây ảnh hưởng xấu đến các nhóm đối tượng khác nhau, không chỉ có người nông dân hay doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng đến chính sách pháp luật,  phụ nữ,  lao động trẻ và người dân tộc thiểu số…

Nguồn: batdongsan.com.vn
zalo