Tp.HCM: Đã thống nhất phương án thiết kế cầu Thủ Thiêm 2

thiết kế web btccorp
thiết kế website btccorp
công ty thiết kế web btccorp

Tp.HCM: Đã thống nhất phương án thiết kế cầu Thủ Thiêm 2

  • 16/10/2020
  • 118

Đây là phương án thiết kế mà lãnh đạo Tp.HCM đã chọn lựa trong phiên họp chiều hôm qua (3/12) sau khi tham khảo ý kiến của các sở ngành liên quan, dù biết rằng có thể phải đốn hạ nhiều cây cổ thụ tại những vị trí cây cầu đi qua.

Tại cuộc họp, Phó chủ tịch UBND Tp.HCM Nguyễn Hữu Tín đã yêu cầu Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex) trình bày rõ ưu khuyết điểm của cả ba phương án thiết kế. Tuy nhiên, với vai trò là đơn vị được giao làm chủ đầu tư và trực tiếp thiết kế, thi công cầu Thủ Thiêm 2 theo hình thức BT (xây dựng và chuyển giao), Vinaconex đã bỏ phương án 1 hai làn xe với lý do là không phù hợp với quy mô của cây cầu có mật độ xe lớn nhất trong số bốn trục giao thông nối liền thành phố với bán đảo Thủ Thiêm.
 

Cầu Thủ Thiêm 2- bản vẽ phối cảnh


Về phương án 2, ý tưởng chia hai làn xe tách xuống ngã tư Tôn Đức Thắng - Nguyễn Hữu Cảnh - Lê Thánh Tôn, hai làn còn lại sẽ chạy dài tới giao lộ Tôn Đức Thắng - Lê Duẩn có ưu điểm là giảm được hành trình lên cầu và bảo tồn được các hàng cây trên 60 năm tuổi. Tuy nhiên, theo đánh giá của đơn  vị tư vấn là Công ty cổ phần tư vấn Đường cao tốc Việt Nam (VEC) và các sở ngành khác thì phương án này làm xấu cảnh quan, hạn chế tầm nhìn của xe cộ và chi phí cao.
 

Bán đảo Thủ Thiêm với các vị trí cầu - hầm nối liền với khu trung tâm hiện tại của Tp.HCM.


Chính những nhược điểm trên đã khiến ông Tín đồng ý với kiến nghị của Vinaconex là chọn phương án 3. Theo thiết kế này, cả bốn làn xe đều sẽ chạy cắt qua phía trên trục Lê Thánh Tôn - Nguyễn Hữu Cảnh để nối vào ngã tư Tôn Đức Thắng - Lê Duẩn. Ưu thế của phương án 3 là kiến trúc đẹp, vốn đầu tư thấp nhưng chắc chắn sẽ làm tăng lưu lượng xe, khiến công tác tổ chức giao thông phức tạp hơn. Mặt khác, việc cho cả 4 làn xe chạy suốt về ngã tư Lê Duẩn đòi hỏi phải mở rộng hai bên, và có nhiều khả năng phải đốn bỏ các hàng cây cổ thụ dọc tuyến đường Tôn Đức Thắng hiện hữu.

Tuy nhiên, theo báo cáo của Sở Giao thông Vận tải thì việc đốn hạ cây cổ thụ này đã được trình lên Mặt trận Tổ quốc Tp.HCM, và cơ quan này đã chấp thuận cho tiến hành nếu cần thiết. “Loại cây này không phải là giống quý hiếm cần bảo tồn, mặt khác chúng cũng đã già cỗi và cần cải tạo, thay thế… Cầu Thủ Thiêm 2 được xây để phục vụ việc phát triển kinh tế - xã hội trong 100 năm, cây xanh thì chỉ cần 15 năm là được”, một cán bộ quy hoạch nêu ý kiến.

Một phần còn lại của cuộc họp cũng bàn đến việc cần hay không làn dành riêng cho người đi bộ, và ông Tín lưu ý nguy cơ tai nạn khi sử dụng đường hỗn hợp. Theo ông Tín, việc dành 3 mét bề ngang để làm hai làn đường đi bộ là lãng phí diện tích, vì thực tế là với chiều dài cầu 1,2 km thì sẽ rất ít người sử dụng.
 

Hàng cây cổ thụ trên đường Tôn Đức Thắng nhìn từ giao lộ Lê Duẩn - Ảnh: Kinh Luân


Ông Tín cũng yêu cầu Vinaconex và VEC xem xét lại việc phân bổ làn đường. “Nên bổ sung thêm hai làn cho xe thô sơ, chứ không thể để các loại phương tiện này chạy chung với xe cơ giới được, rất nguy hiểm”, ông Tín nói. Theo đề xuất này, nếu cần thiết thì Vinaconex được phép mở rộng thêm nữa thay vì chỉ 19,3 mét bề ngang như thiết kế hiện nay.

Là trục giao thông chính nối liền khu đô thị tương lai Thủ Thiêm (quận 2) với khu trung tâm cũ (quận 1), cầu Thủ Thiêm 2 có chiều dài 852,5 mét (không tính phần đường dẫn), rộng 19,3m với bốn làn xe lưu thông. Theo dự kiến, tổng mức đầu tư là hơn 2.300 tỉ đồng và sẽ đưa vào sử dụng năm 2020.

Nguồn: batdongsan.com.vn
zalo