Tp.HCM: Lực cản từ giải phóng mặt bằng

thiết kế web btccorp
thiết kế website btccorp
công ty thiết kế web btccorp

Tp.HCM: Lực cản từ giải phóng mặt bằng

  • 09/11/2020
  • 103

Tp.HCM: Lực cản từ giải phóng mặt bằng | ảnh 1

Thực tế tại Tp.HCM đã chứng minh, hầu hết những công trình giao thông dây dưa đến hàng chục năm không xây dựng xong đều là những công trình không có... mặt bằng để thi công. Cầu vượt nút giao thông Gò Dưa, chỉ vì vướng vài hộ dân mà gần chục năm không thể hoàn thành. Cầu Hoàng Hoa Thám dài khoảng 150m, hơn chục năm mới làm xong cũng với nguyên nhân vướng giải tỏa. Điều này đã trở thành thông lệ đến nỗi, mỗi khi trả lời về tiến độ thi công, chủ đầu tư hay các nhà thầu đều phải kèm theo một câu nói đại ý: công trình sẽ xong trong... kể từ khi chúng tôi nhận được mặt bằng thi công.

Không phải Tp.HCM không nỗ lực tháo gỡ những khó khăn liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng. Nhiều chính sách hỗ trợ đền bù đã được ban hành đi kèm với những chủ trương chính sách lớn của Chính phủ. Thế nhưng, nói như một cán bộ phụ trách công tác giải phóng mặt bằng của quận Bình Thạnh-một trong những quận, huyện có khối lượng công việc giải phóng mặt bằng lớn nhất thành phố, vẫn còn rất nhiều chuyện phải bàn. Ví dụ như, thế nào là đền bù theo giá thị trường? Câu hỏi này đã được bàn cãi rất nhiều song vẫn chưa có lời giải cuối cùng.

Việc cải cách thủ tục hành chính cũng thế, Tp.HCM mà cụ thể là các sở, ngành liên quan đến công tác đầu tư xây dựng các công trình giao thông đã có khá nhiều cố gắng trong hoạt động này. Tuy nhiên, quá trình thực hiện thủ tục đầu tư vẫn là quá trình không tiên liệu được trước thời gian hoàn thành dẫu rằng đã có quy định rất rõ: thời gian để các bộ, các sở, ngành xét duyệt dự án nhóm A không quá 45 ngày, nhóm B không quá 30 ngày và nhóm C không quá 20 ngày, kể từ khi nhận được hồ sơ hoàn chỉnh của các doanh nghiệp.

Trên thực tế, rất nhiều dự án xây dựng nói chung và các dự án xây dựng công trình giao thông ở Tp.HCM nói riêng phải mất hàng năm trời để làm thủ tục. Đơn cử nhiều dự án xây dựng bãi đậu xe ngầm dưới Công viên Lê Văn Tám, dưới sân khấu Trống Đồng... đã bắt đầu triển khai nghiên cứu và thực hiện thủ tục đầu tư từ nhiều năm nay nhưng hiện vẫn chưa thấy xây dựng. Đã có thời điểm nhiều đại biểu HĐND Tp.HCM bức xúc với tình trạng này và tiến hành chất vấn những đơn vị liên quan.

(Theo SGGP)

Nguồn: batdongsan.com.vn
zalo