Tp.HCM: Tổ chức rà soát các dự án “có vấn đề”

thiết kế web btccorp
thiết kế website btccorp
công ty thiết kế web btccorp

Tp.HCM: Tổ chức rà soát các dự án “có vấn đề”

  • 22/10/2020
  • 99

Theo ông Phạm Ngọc Liên, giám đốc Văn phòng đăng ký đất đai Tp.HCM thuộc Sở Tài nguyên và môi trường Tp.HCM, việc công bố tình hình các dự án bất động sản (BĐS) sẽ thực hiện song song với việc triển khai tổ công tác kiểm tra "sức khỏe" của dự án nhà ở trên địa bàn.

Ông Liên cho biết, việc công bố thông tin phải hài hòa lợi ích của các bên và bảo đảm quyền lợi của người mua nhà. Trước khi công bố, chúng tôi sẽ làm việc với địa phương để nắm thêm thông tin. Đây sẽ là đợt rà soát như “khám sức khỏe định kỳ” của các dự án nhằm công bố minh bạch thông tin và đáp ứng đòi hỏi của người mua nhà.

Rà soát dự án
Tổ công tác Sở Tài nguyên Môi trường sẽ rà soát các dự án nhà ở đang nằm
trong danh sách các dự án đang thế chấp ngân hàng

Cụ thể, lần rà soát này sẽ làm rõ nhiều thông tin mà người dân còn thắc mắc như thế chấp toàn bộ hay một phần dự án, mục tiêu thế chấp dự án, dự án nào đã giải chấp trước khi bán cho dân, tài sản thế chấp là chính dự án đó hay dùng tài sản riêng của chủ đầu tư... Được biết, Tổ công tác sẽ có sự tham gia của Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Tp.HCM, căn cứ vào đó sẽ có những cơ sở và dữ liệu chuẩn xác hơn khi thực hiện rà soát và phân loại dự án nào có vấn đề.

Ông Phan Trường Sơn, trưởng phòng phát triển nhà và thị trường BĐS (Sở Xây dựng Tp.HCM) nhận xét, việc công bố thông tin các dự án vừa rồi cũng có nhiều ý kiến trái chiều.

Ông Sơn khẳng định rằng, ở đây không phải nên hay không nên minh bạch thông tin, không đặt vấn đề các dự án “bị” hay “được” công bố mà việc công bố này phải làm để thị trường BĐS phát triển tốt hơn, nhằm bảo vệ được quyền lợi người mua nhà.

Đại diện Sở Xây dựng cũng cho rằng, thông thường doanh nghiệp muốn lớn mạnh thì phải huy động các nguồn lực trong xã hội từ ngân hàng, người mua để thực hiện dự án. Do đó, không nên chỉ lấy tiêu chí thế chấp ngân hàng để đánh giá dự án, mà cần đánh giá dự án đó thực hiện như thế nào, pháp lý dự án đến đâu, chủ đầu tư là ai, giao nhà đúng hẹn hay không, dự án có xác nhận của Sở Xây dựng đủ điều kiện huy động vốn hay không. Nếu đáp ứng các yêu cầu trên và được bên mua, ngân hàng đồng ý thì việc thế chấp dự án là bình thường.

Đứng ở góc độ doanh nghiệp, ông Lương Sỹ Khoa, đại diện Công ty BĐS An Gia, kiến nghị, việc công bố rất cần thiết để lành mạnh hóa thị trường, nhưng việc cung cấp thông tin nên có lộ trình và cần chia sẻ thông tin đầy đủ rõ về bản chất, nhằm tránh gây hiểu lầm hoang mang trong dân chúng.

Nguồn: batdongsan.com.vn
zalo