Tp.HCM: Xử lý việc chuyển tiếp dự án phát triển nhà ở

thiết kế web btccorp
thiết kế website btccorp
công ty thiết kế web btccorp

Tp.HCM: Xử lý việc chuyển tiếp dự án phát triển nhà ở

  • 10/11/2020
  • 86
Chỉ thị này hướng dẫn thực hiện Nghị định số 71/2010/NĐ-CP của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở trên địa bàn.

Theo Chỉ thị số 27/2010/CT-UBND, đối với chủ đầu tư đã nộp hồ sơ đề nghị Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt dự án phát triển nhà ở theo quy định tại Nghị định số 90/2006/NĐ-CP trước ngày Nghị định số 71/2010/NĐ-CP có hiệu lực thi hành nhưng chưa được phê duyệt, thì xử lý theo từng trường hợp.

Cụ thể, ở các Dự án phát triển nhà ở có số lượng dưới 2.500 căn được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước: Với dự án nhóm A, Sở Xây dựng thẩm định, trình UBND Thành phố phê duyệt dự án theo quy định của Nghị định số 90/2006/NĐ-CP; Đối với dự án nhóm B, UBND Thành phố ủy quyền cho Sở Xây dựng tiếp tục thực hiện phê duyệt dự án theo quy định của Nghị định số 90/2006/NĐ-CP; Đối với dự án nhóm C, UBND Thành phố ủy quyền cho UBND quận, huyện tiếp tục thực hiện phê duyệt dự án theo quy định của Nghị định số 90/2006/NĐ-CP.

Trường hợp Dự án phát triển nhà ở có số lượng nhà ở dưới 2.500 căn được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn không phải từ ngân sách nhà nước, đã có văn bản chấp thuận địa điểm đầu tư hoặc cho phép đầu tư của Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, đủ điều kiện để được phê duyệt dự án theo quy định của Nghị định số 90/2006/NĐ-CP thì UBND Tthành phố ủy quyền cho Sở Xây dựng, Ban Quản lý các Khu đô thị mới, UBND quận, huyện ban hành văn bản chấp thuận đầu tư mà không yêu cầu chủ đầu tư phải lập Tờ trình chấp thuận đầu tư theo quy định của Thông tư số 16/2010/TT-BXD.

Sau khi có văn bản chấp thuận đầu tư, chủ đầu tư thực hiện thẩm định và phê duyệt dự án theo quy định của pháp luật về xây dựng và theo nội dung văn bản chấp thuận đầu tư; lập thủ tục giao, thuê đất (đối với trường hợp phải giao thuê đất); thực hiện nghĩa vụ tài chính và xin cấp phép xây dựng (đối với công trình phải xin phép xây dựng).

Trường hợp Dự án phát triển nhà ở có số lượng nhà ở từ 2.500 căn trở lên (không phân biệt quy mô sử dụng đất và nguồn vốn đầu tư), thì xử lý theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 26 Thông tư số 16/2010/TT-BXD.

Đối với Dự án phát triển nhà ở đã có văn bản chấp thuận địa điểm đầu tư hoặc cho phép đầu tư của Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nhưng nhà đầu tư chưa nộp hồ sơ đề nghị Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt Dự án phát triển nhà ở theo quy định tại Nghị định số 90/2006/NĐ-CP, thì không thực hiện lại thủ tục chọn chủ đầu tư mà tiếp tục thực hiện thủ tục chấp thuận đầu tư hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định tại Nghị định số 71/2010/NĐ-CP.

Riêng trường hợp chủ đầu tư đã nộp hồ sơ xin chấp thuận địa điểm đầu tư hoặc cho phép đầu tư Dự án phát triển nhà ở tại Sở Tài nguyên và Môi trường nhưng chưa được Sở Tài nguyên và Môi trường (Tổ công tác liên ngành) cho phép đầu tư hoặc chưa trình UBND Thành phố chấp thuận địa điểm đầu tư thì Sở Tài nguyên và Môi trường chuyển giao cho Sở Xây dựng để xử lý theo quy định tại Nghị định số 71/2010/NĐ-CP.

Bên cạnh đó, Chỉ thị này cũng nêu rõ, thủ trưởng các sở, ban, ngành chức năng và UBND quận, huyện trên địa bàn Tp.HCM tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình phát triển nhà ở giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, phù hợp với quy định hiện hành và động viên mọi nguồn lực trong xã hội, các thành phần kinh tế trong và ngoài nước đầu tư xây dựng nhà ở, từng bước cải thiện chỗ ở của các tầng lớp dân cư, thúc đẩy hình thành và phát triển thị trường bất động sản về nhà ở; góp phần phát triển đô thị và nông thôn.

(Theo UBND Tp.HCM)

Nguồn: batdongsan.com.vn
zalo