Vấn đề bỏ ngỏ khi tranh chấp BĐS xảy ra

thiết kế web btccorp
thiết kế website btccorp
công ty thiết kế web btccorp

Vấn đề bỏ ngỏ khi tranh chấp BĐS xảy ra

  • 21/10/2020
  • 134

Thời gian vừa qua, do nhận được nhiều khiếu nại từ dân mà Bộ Xây dựng đã cử thanh tra đến để làm rõ vấn đề này. Cụ thể, thanh tra Bộ Xây dựng cũng đã có Công văn số 397/TTr-TH trả lời Tập đoàn Nam Cường về cách tính diện tích căn hộ chung cư tại Dự án Lê Văn Lương Residential. Theo công văn, Thanh tra Bộ khẳng định việc tập đoàn Nam Cường tính diện tích căn hộ chung cư theo tim tường là không trái với các quy định của pháp luật về nhà ở, về nguyên tắc thì cả phần sở hữu riêng của căn hộ và phần sở hữu chung đều được tính vào giá bán các căn hộ.

Mới đây, Thanh tra Bộ Xây dựng cũng có Công văn số 279/KL-TTr công bố chi tiết kết quả thanh tra 27 nội dung được đề cập từ khách hàng của dự án khu đô thị Thành phố Hoàng gia (Royal City) tại Hà Nội. Kết luận này cho thấy, Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Địa ốc Hoàng Gia, thuộc Tập đoàn Vingroup đã tuân thủ pháp luật trong đầu tư, xây dựng khi triển khai dự án Royal City.

Theo thanh tra Bộ Xây dựng, vấn đề diện tích căn hộ đã được quy định cụ thể, rõ ràng trong hợp đồng mua bán giữa chủ đầu tư và khách hàng. Lý do là về nguyên tắc, toàn bộ chi phí đầu tư xây dựng công trình nhà chung cư (bao gồm phần móng, khung, cột, tường chịu lực, phần căn hộ, hành lang, cầu thang, thang máy, mái, thiết bị...) cả phần sở hữu riêng của căn hộ và phần sở hữu chung đều được tính vào giá bán các căn hộ và phần sở hữu riêng khác.

Tranh chấp vì quản lý thiếu chuyên nghiệp, chủ đầu tư lợi dụng kẽ hở, người mua chủ quan

Liên quan đến tranh chấp tại Dự án Lê Văn Lương Residential, GS Đặng Hùng Võ cho rằng: Theo pháp luật về thỏa thuận dân sự thì hợp đồng là cái quan trọng nhất trong chừng mực không trái quy định pháp luật.

Tại hợp đồng mua bán Dự án Lê Văn Lương Residential đã có điểm thiếu thống nhất về phần tính diện tích ở hợp đồng chính và phụ lục. Phần phụ lục hợp đồng có giải thích cách tính diện tích là theo tim tường, tuy nhiên, phần phụ lục này lại không có chữ ký của khách hàng nên không có hiệu lực. Do đó, hợp đồng mua bán của Nam Cường tính diện tích theo thông thủy như theo phần hợp đồng chính.

GS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ TN&MT cho rằng, việc luật cho phép 2 cách tính là nguyên nhân gây ra nhiều tranh chấp giữa chủ đầu tư và khách hàng thời gian qua. Đó là hậu quả của hệ thống quản lý thiếu chuyên nghiệp.

Do đó Nhà nước cần đưa ra một cách tính thống nhất để người dân áp dụng.

“Nên thống nhất cách tính từ tim tường (cả cột và hộp kỹ thuật). Bởi vì, người ở vẫn dùng tường để treo vật dụng cá nhân. Thêm nữa, đấy là đặc thù của chung cư, người mua phải chấp nhận. Còn việc có tính tiền phần cột, hộp kỹ thuật hay không là thỏa thuận của khách hàng và chủ đầu tư”, ông Võ nói.

LS. Trương Anh Tú (Đoàn LS TP hà Nội) cho rằng Nhà nước chưa có cơ chế thích hợp, các quy định của pháp luật còn chưa rõ ràng cụ thể và cũng chưa thực sự bảo vệ quyền lợi của người mua.

Lợi dụng các quy định này, chủ đầu tư thường đưa vào hợp đồng những điều khoản có lợi cho mình và người mua chỉ có quyền ký hoặc không ký mà không có cơ hội được thỏa thuận với chủ đầu tư.

Thị trường BĐS và quy định của pháp luật nước ta đã đặt người dân vào thế bị động, trong khi người dân mới chính là những “thượng đế” và hoàn toàn có quyền chủ động thỏa thuận với chủ đầu tư.

Các chuyên gia đã khuyên những người mua nhà phải tìm hiểu kĩ càng các chi tiết, điều khoản trứơc khi kí hợp đồng để tránh những điều đáng tiếc phát sinh.

Nguồn: batdongsan.com.vn
zalo