Vì sao doanh nghiệp không “mặn mà” với sàn giao dịch BĐS?

thiết kế web btccorp
thiết kế website btccorp
công ty thiết kế web btccorp

Vì sao doanh nghiệp không “mặn mà” với sàn giao dịch BĐS?

  • 01/11/2020
  • 106
Vì sao doanh nghiệp không “mặn mà” với sàn giao dịch BĐS?

Từ ngày 1/1/2009, doanh nghiệp kinh doanh bất động sản (BĐS) phải thực hiện việc bán, chuyển nhượng, cho thuê, thuê mua BĐS qua sàn giao dịch BĐS (trừ các dự án nhà ở xã hội theo Luật Nhà ở). Đây là quy định được nêu rõ tại Nghị định 153 của Chính phủ và Thông tư số 13 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn thi hành Luật kinh doanh BĐS.

Để “đón đầu” sự kiện này, hàng loạt các sàn giao dịch BĐS đã ra đời theo kiểu “trăm hoa đua nở”. Theo công bố mới đây của Cục Quản lý nhà và thị trường BĐS (Bộ Xây dựng), đã có 20 sàn đạt chuẩn.

Lanh lẹ hơn cả là các công ty ở phía Nam, từ ngày 14.3.2008, Bộ Xây dựng đã có công văn 433/BXD-QLN chấp thuận cho Công ty TNHH BĐS Phát Hưng và Công ty cổ phần đầu tư và địa ốc Sài Gòn - Chợ Lớn xây dựng thí điểm mô hình “sàn giao dịch BĐS chuẩn” đầu tiên tại TP.HCM, với sự hỗ trợ về chuyên môn của Cục Quản lý nhà (thuộc Bộ Xây dựng).

Tiếp đó, Công ty địa ốc Saigon Land, Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Bình Chánh (BCCI), Công ty BĐS Hoàng Quân… cũng lần lượt ra mắt sàn giao dịch BĐS tại TP.HCM.

Tại Hà Nội, chỉ riêng Công ty thẩm định giá Thế kỷ đã có 4 sàn đang hoạt động, tháng 10/2008 tiếp tục khai trương sàn thứ 5 và sẽ nâng cấp các sàn cũ để đạt tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng.

Công ty CBRE - công ty chuyên về tư vấn, định giá và nghiên cứu thị trường BĐS cũng đang hoàn tất hồ sơ xin thành lập sàn giao dịch BĐS ở TP.HCM sau đó là Hà Nội, dự kiến sẽ hoàn thành cuối năm 2008.

Các sàn đua nhau mở còn doanh nghiệp kinh doanh BĐS lại tỏ ra thiếu “mặn mà” dù “giờ G” đã cận kề. Các quy định “lên sàn” quá rắc rối làm nản lòng doanh nghiệp hay do doanh nghiệp và đơn vị tổ chức sàn giao dịch chưa có “tiếng nói” chung?

Theo Nghị định 153 và Thông tư số 13, doanh nghiệp khi giao dịch qua sàn giao dịch bất động sản phải công khai các thông tin BĐS cần bán, chuyển nhượng, cho thuê, tại sàn giao dịch để khách hàng biết và đăng ký giao dịch, thời gian tối thiểu là 7 ngày, ngoài ra còn phải đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Doanh nghiệp cho rằng quy định bắt buộc đăng tải các thông tin về dự án, loại, số lượng bất động sản… trên các phương tiện truyền thông sẽ khiến họ tốn kém thêm chi phí. Chưa kể, việc giao dịch qua sàn hiện nay bị cho là có quá nhiều khâu và mất nhiều thời gian hơn qua môi giới (!).

Còn theo lý giải của ông Vương Tuấn Long, Chuyên viên cao cấp của Công ty CBRE: Để hoàn thành một dự án bất động sản (khu chung cư, khu văn phòng cho thuê…) có rất nhiều chi phí “không tên”, không thể kê khai rõ được như chi phí xin cấp phép, chủ đầu tư đều phải tính vào giá bán. Nếu họ giao dịch qua sàn, thông tin buộc phải minh bạch, không thể làm giá, các khoản chi phí kia thì biết kê vào đâu?

Còn một số loại hình BĐS không thể lên sàn do “vướng víu” thủ tục pháp lý. Số liệu của Dự án Hiện đại hoá hệ thống quản lý đất đai, thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường cho thấy, hiện nay mới chỉ có 7% số thửa đất được cấp giấy chứng nhận theo Luật Đất đai 2003.

Thủ tục pháp lý còn chưa đầy đủ thì người có đất sao dám “mơ” lên sàn! Vì thế họ chọn cách mua bán trao tay truyền thống, vừa thuận tiện vừa tránh được các thủ tục hành chính rắc rối. Nhưng đi kèm với đó là những rủi ro khôn lường mà thực tế vừa qua đã chứng minh.

“Cần có thời gian để doanh nghiệp nhận ra lợi ích của sàn giao dịch” là chia sẻ của ông Phạm Thanh Hưng, Tổng giám đốc Công ty thẩm định giá Thế kỷ. Còn theo GS Đặng Hùng Võ – Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài Nguyên – Môi trường, “bản thân các sàn cũng cần hoàn thiện và minh bạch hơn để lấy được lòng tin của doanh nghiệp”.

Theo Cafe F

Nguồn: batdongsan.com.vn
zalo