VN cần xây dựng chiến lược đầu tư và phát triển mạng lưới đường cao tốc

thiết kế web btccorp
thiết kế website btccorp
công ty thiết kế web btccorp

VN cần xây dựng chiến lược đầu tư và phát triển mạng lưới đường cao tốc

  • 25/10/2020
  • 93

Phối cảnh đường cao tốc TP. HCM - Long Thành - Dầu Giây.

Theo Phó Thủ tướng, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm đầu thế kỷ 21 của Việt Nam là “đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền tảng để đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp”. Trong đó kết cấu hạ tầng phải mạnh, hiện đại và phải đi trước một bước để tạo tiền đề, làm động lực phát triển kinh tế - xã hội.

Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Giao thông vận tải đường bộ Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, trong đó phát triển mạng lưới giao thông đường bộ, đặc biệt là hệ thống đường cao tốc đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.

“Bộ Giao thông Vận tải đã trình và sắp tới Thủ tướng Chính phủ sẽ có quyết định và phê duyệt Qui hoạch Hệ thống đường cao tốc Việt Nam. Tuy nhiên để phát triển giao thông vận tải thỏa mãn nhu cầu xã hội đa dạng, đảm bảo chất lượng, kiềm chế tiến tới giảm tai nạn giao thông và giảm thiểu tác động môi trường, Việt Nam cần hỗ trợ rất lớn từ các nhà tài trợ quốc tế về nguồn vốn đầu tư cho các công trình, các hỗ trợ kỹ thuật để nâng cao năng lực quản lý, khai thác và bảo trì” - Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Phát biểu ý kiến tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Ngô Thịnh Đức cho biết thêm: Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, trong năm 2007 - 2008, Bộ Giao thông Vận tải đã xây dựng quy hoạch Mạng lưới giao thông đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và những năm tiếp theo.

Theo đó, Việt Nam sẽ nhanh chóng hình thành mạng đường bộ cao tốc quốc gia của Việt Nam, định ra tiến trình xây dựng các giai đoạn từng kỳ 10 năm (đến 2020 và sau 2020), định hướng cho những năm tiếp theo và được điều chỉnh trong quá trình thực hiện; Bảo đảm kết nối các trung tâm kinh tế trọng điểm, các cửa khẩu chính, các đầu mối giao thông quan trọng có nhu cầu vận tải lớn, tốc độ cao.

Đặc biệt, trong quy hoạch sẽ tập trung xây dựng tuyến cao tốc Bắc Nam, ưu tiên các tuyến đường cao tốc hướng tâm nối các thành phố lớn (Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng), các tuyến vành đai và các tuyến ra các cảng biển lớn. Tạo khả năng liên kết cao với các phương thức vận tải hiện đại khác và hội nhập khu vực, quốc tế.

Đường bộ cao tốc được thiết lập tách biệt nhưng phải đảm bảo liên kết được với mạng đường bộ hiện có, bảo đảm môi trường và cảnh quan. Góp phần giải quyết ách tắc giao thông, trước hết tại các thành phố lớn như Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Các tuyến đường cao tốc trong Quy hoạch được hoạch định với quy mô hoàn chỉnh, tuy nhiên trong quá trình thực hiện có thể phân kỳ xây dựng để phù hợp với lưu lượng xe và khả năng huy động nguồn vốn, nhưng phải tiến hành quản lý quỹ đất để hạn chế chi phí giải phóng mặt bằng sau này.

Trên cơ sở định hướng phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020 của đất nước, phát triển kinh tế của 3 vùng kinh tế trọng điểm và nhu cầu vận tải cùng các quy hoạch có liên quan Quy hoạch xác lập mạng đường bộ cao tốc quốc gia gồm 20 tuyến với tổng chiều dài 5.873 km.

Bên cạnh đó, để đảm bảo vốn đầu tư xây dựng hệ thống đường bộ cao tốc, các nguồn vốn sẽ được huy động từ ngân sách nhà nước dưới hình thức Chính phủ vay hoặc bảo lãnh vay, phát hành trái phiếu công trình...; Nguồn vốn do các nhà đầu tư huy động để đầu tư xây dựng theo các hình thức BOT, BTO, BT, hợp tác nhà nước - tư nhân (PPP)...

“Bộ Giao thông Vận tải sẽ chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính xây dựng cơ chế tạo vốn để đầu tư mạng đường bộ cao tốc, theo hướng khuyến khích mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia đầu tư. Đối với các dự án cấp bách phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nhưng có khả năng hoàn vốn thấp, không có nhà đầu tư tham gia, Bộ Giao thông Vận tải chủ động tìm nguồn vốn để thực hiện.

Đồng thời Quy hoạch cũng xây dựng cơ chế khuyến khích áp dụng công nghệ mới, vật liệu mới trong xây dựng đường cao tốc, áp dụng các công nghệ tiên tiến về tổ chức trong xây dựng, quản lý và khai thác đường cao tốc; xây dựng chính sách tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng của các nhà đầu tư, đồng thời xây dựng chính sách bảo vệ môi trường trong phát triển đường bộ cao tốc; xây dựng chính sách phát triển nguồn nhân lực: mở rộng các hình thức đào tạo trong và ngoài nước về xây dựng, quản lý, khai thác và bảo trì đường cao tốc” - Thứ trưởng Ngô Thịnh Đức nêu rõ.

Tham luận tại hội thảo, một nghiên cứu của Ngân hàng thế giới cho thấy sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của Việt Nam tiếp tục tao ra nhu cầu mới về hạ tầng và các dịch vụ giao thông. Những nút thắt cổ chai đối với các hoạt động kinh doanh gây ra bởi những hạn chế về hạ tầng đã và đang xuất hiện.

Mức độ đô thị hóa cao, số vụ tai nạn giao thông gia tăng những hạn chế mới về năng lực và sự gia tăng lớn về các yêu cầu bảo quản tài sản nhằm đáp ứng sự mở rộng nhanh chóng của các tài sản giao thông cho thấy có thêm những thách thức đối với ngành này.

Trong hơn 15 năm qua, Việt Nam đã chứng kiến một sự mở rộng các hoạt động giao thông đường bộ của mình với mức tăng 230% so với mức tăng trưởng GDP 200%. Sự mở rộng gần đây về số lượng phương tiện đồng thời cũng rất ấn tượng, ghi nhận sự gia tăng 100% lượng xe bán theo năm so với hai tháng đầu năm 2007, và có thể tăng 300% cho đến năm 2020.

Sự tăng trưởng nhanh chóng về sở hữu phương tiện giao thông sẽ là áp lực mạnh hơn lên hệ thống đường sẵn có, và vì vậy cần thêm đường để có thể di chuyển đường dài nhanh và an toàn hơn.

Để xây dựng hệ thống đường cao tốc đáp ứng nhu cầu giao thông cao, các chuyên gia nhất trí rằng cần xây dựng hành lang pháp lý rõ ràng với vai trò và trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong việc lập kế hoạch, thực hiện, vận hành và cấp tài chính cho hệ thống đường cao tốc.

“Phát triển đường cao tốc là kế hoạch dài hạn, điều quan trọng là cần phải đặt ra một loạt các ưu tiên ngắn hạn để tập trung nguồn lực tài chính và thể chế có hạn”, ông Martin Rama - Quyền Giám đốc Ngan hàng Thế giới phát biểu.

“Ngân hàng thế giới sẵn sàng là đối tác trong việc phát triển hệ thống đường cao tốc của Việt Nam, cả về mặt tài chính cũng như mang đến những kinh nghiệm quốc tế về mặt thành lập các thể chế quản lý và cơ cấu tài chính bền vững”.
Theo Hà Nội Mới
Nguồn: batdongsan.com.vn
zalo