Xác định cụ thể chỉ tiêu khống chế cho từng loại đất

thiết kế web btccorp
thiết kế website btccorp
công ty thiết kế web btccorp

Xác định cụ thể chỉ tiêu khống chế cho từng loại đất

  • 13/11/2020
  • 118
Ảnh: Lê Nam

Theo ông Ngọc, nếu Dự thảo Luật được thông qua, thì thời gian tới, sẽ không lập kế hoạch sử dụng đất của cả nước, mà chỉ lập kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh và cấp huyện (không bỏ quy hoạch cấp xã, mà cấp huyện sẽ chịu trách nhiệm lập quy hoạch luôn cho cấp xã, vì cấp huyện mới đủ năng lực để thực hiện việc lập quy hoạch sử dụng đất). Tuy nhiên, đến nay vấn đề này vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau. Có ý kiến cho rằng, chỉ nên lập quy hoạch đến cấp tỉnh.

Về trách nhiệm lập quy hoạch, Luật sửa đổi lần này quy định trách nhiệm của các bộ, ngành liên quan trong việc đề xuất nhu cầu sử dụng đất của ngành, lĩnh vực do mình quản lý. Theo đó, quy hoạch sử dụng đất sẽ là tổng hợp quy hoạch về nhu cầu đất đai cho phát triển của các ngành.

Một trong những nội dung quan trọng của việc sửa đổi những quy định về lập quy hoạch sử dụng đất là xác định cụ thể chỉ tiêu khống chế cho từng loại đất, đặc biệt là đất trồng lúa. Theo đó, Dự thảo Luật quy định nội dung quy hoạch sử dụng đất của cả nước phải xác định chỉ tiêu khống chế về diện tích đất chuyên trồng lúa nước, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ và phân bổ đến từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đồng thời khoanh định trên bản đồ ranh giới các khu vực đất chuyên trồng lúa nước, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất khu bảo tồn thiên nhiên; xác định vị trí các công trình có tầm quan trọng quốc gia.

Về tài chính đất đai, Dự thảo Luật sửa đổi theo hướng Chính phủ không ban hành khung giá đất. Tuy nhiên, đến nay, nội dung này vẫn chưa thống nhất. Có ý kiến cho rằng, nếu để Chính phủ ban hành khung giá đất, thì sẽ làm “xơ hóa” tính minh bạch của thị trường. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng, việc Chính phủ ban hành khung giá đất sẽ là nền tảng để điều phối khung giá đất của các địa phương, vì vậy không nên bỏ.

Theo Dự thảo Luật, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng giá các loại đất tại địa phương theo kỳ 5 năm một lần và công bố công khai vào ngày 1 tháng 1 của năm đầu kỳ.

Ông Ngọc cho biết, điều khác biệt lớn nhất là khung giá đất trên chỉ được sử dụng để làm căn cứ tính các loại thuế, lệ phí về đất, tính tiền sử dụng đất khi Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất đối với trường hợp phải nộp tiền sử dụng đất và tính giá trị quyền sử dụng đất khi giao đất không thu tiền sử dụng đất. “Trong trường hợp giá đất trên thị trường tăng, hoặc giảm 30% so với giá do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng và công bố, thì phải điều chỉnh lại cho phù hợp”, ông Ngọc nhấn mạnh.

Riêng đối với việc xác định giá đất để bồi thường giải phóng mặt bằng và một số công việc khác, Dự thảo Luật nêu rõ: UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xác định giá đất sát với giá đất trên thị trường trong điều kiện bình thường khi giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, hoặc không thông qua đấu thầu dự án có sử dụng đất; xác định giá sàn trong đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất; chuyển mục đích sử dụng đất; bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất; cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước mà đưa giá trị quyền sử dụng đất vào cổ phần hóa; tính tiền bồi thường đối với người có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai mà gây thiệt hại cho Nhà nước.

Về quy định giá đất sát giá thị trường trong điều kiện bình thường, ông Lê Thanh Khuyến, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Đất đai cho rằng, đây thực sự là vấn đề khó. Dự kiến, giá đất sẽ được xác định bằng cách so sánh, hoặc thông qua giá trúng đấu giá quyền sử dụng đất, hoặc đấu thầu dự án có sử dụng đất, hoặc thông tin thu thập từ giao dịch thực tế trên thị trường...

“Thu hồi đất, cho thuê đất thực hiện dự án phải áp dụng giá thị trường. Giá đất này phải do tổ chức định giá đất xác định. Cơ quan này sẽ tiến hành định giá tới từng dự án, từng thửa đất”, ông Khuyến nói và cho rằng, yêu cầu đặt ra là phải đảm bảo quyền lợi của Nhà nước, nhà đầu tư dự án và đặc biệt là người dân bị thu hồi đất. Đợt sửa đổi, bổ sung chính sách tài chính đất đai lần này hướng tới nguyên tắc chung nhất là phải hài hòa được lợi ích của Nhà nước, nhà đầu tư và người sử dụng đất.

Theo Đầu tư

Nguồn: batdongsan.com.vn
zalo