Xây đại lộ ven sông Sài Gòn: Nên hay không?

thiết kế web btccorp
thiết kế website btccorp
công ty thiết kế web btccorp

Xây đại lộ ven sông Sài Gòn: Nên hay không?

  • 14/10/2020
  • 132

Đề xuất xây đại lộ ven sông

Lãnh đạo UBND Tp.HCM cho biết đã giao các sở, ngành chuyên môn của TP xem xét đánh giá trước khi TP có quyết định chính thức về dự án này. Theo đại diện Tập đoàn Tuần Châu, tuyến đại lộ ven sông Sài Gòn dài khoảng 63km, có điểm đầu tại ngã ba Tôn Đức Thắng - Hàm Nghi (quận 1), chạy dọc theo sông Sài Gòn và kết thúc tại cầu Bến Súc (huyện Củ Chi).

Sau khi hoàn thành, đại lộ sẽ hình thành trục giao thông chính và kết nối với hệ thống giao thông hiện hữu tại Hàm Nghi (quận 1), cầu Sài Gòn (quận Bình Thạnh), kết nối thông qua các tuyến dự kiến như Phạm Văn Đồng, Phạm Huy Thông, Nguyễn Thái Sơn, Nguyễn Văn Lượng... của quận Bình Thạnh và quận 12. Đại lộ ven sông còn kết nối với cầu Phú Long để đi ra Quốc lộ 13, Quốc lộ 1 và 22. Tập đoàn Tuần Châu đánh giá, khi đại lộ ven sông hoàn thành sẽ góp phần hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông TP, tạo đà cho sự phát triển các quận huyện vùng ven như quận 12, huyện Hóc Môn và Củ Chi, thậm chí tỉnh Tây Ninh và khu vực lân cận. Đồng thời, dự án còn giúp giảm tải cho tuyến như Trường Chinh, Ngã tư An Sương, Quốc lộ 22…

Mặc dù đây mới chỉ là đề xuất của Tuần Châu, nhưng dự án này cũng nhận được một số ý kiến đồng tình. Ông Nguyễn Thanh Toàn, Phó Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc, cho hay, dự án đại lộ ven sông Sài Gòn sẽ vực dậy sự phát triển của khu vực Tây Bắc vốn ì ạch lâu nay. Khi trục đường này hình thành sẽ có tác động rất lớn. Do đô thị của TP phát triển theo vết dầu loang nên cấu trúc đô thị ở các khu vực có đường đi qua sẽ thay đổi lớn. Khu vực phía Nam trước đây là vùng sình lầy nhưng từ khi hình thanh trục đường Nguyễn Văn Linh đã tạo ra sự thay đổi lớn về sự phát triển đô thị. Còn ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS Tp.HCM (HoREA) nhận xét, đây là ý tưởng về quy hoạch khá đột phá. Tuyến đại lộ ven sông Sài Gòn sẽ tận dụng quỹ đất bãi bồi ven sông. Như vậy, việc triển khai tuyến đường sẽ nhanh vì ít giải phóng mặt bằng.

Cẩn trọng tắc nghẽn và phá mảng sinh thái

Tuy nhiên, theo quan điểm của một số chuyên gia, việc làm đại lộ nối thẳng vào trung tâm dễ làm gia tăng kẹt xe cho trung tâm nên cần có sự tính toán kỹ. Kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn nhần mạnh, xu hướng phát triển đại lộ, đường cao tốc ven sông, ven biển đã có từ những năm 1970 ở các nước phát triển, nhưng sau đó họ đã phải điều chỉnh vì không phù hợp. Bởi nó lấy mất đi cơ hội của người dân trong việc tiếp cận ra bờ sông. Tp.HCM nên lưu ý điều này.

TS. Phạm Sanh cho rằng, không ai đầu tư đại lộ dẫn xe đổ trực tiếp vào trung tâm như đề xuất vì nó sẽ gây ra ách tắc giao thông trầm trọng hơn cho khu vực trung tâm. Đơn vị đề xuất phải có nghiên cứu bài bản cả về quy hoạch đô thị lẫn quy mô, hướng tuyến. "Đường hoàn toàn men theo bờ sông hay mượn đường hiện có? Về hướng tuyến, nó có chồng lấn một phần với đường trên cao số 4 theo quy hoạch phát triển giao thông của Tp.HCM đã được phê duyệt hay không?”, TS. Phạm Sanh nói.

Đại lộ ven sông
Còn nhiều ý kiến trái chiều xung quanh việc đề xuất làm một đại lộ
ven sông Sài Gòn dài 63km từ Tp.HCM đến Củ Chi

Trước đó, Tp.HCM đã chấp thuận điều chỉnh cục bộ đồ án quy hoạch khu trung tâm hiện hữu TP (930ha) để xây đường ven sông Sài Gòn, đoạn từ đường Tôn Đức Thắng đến đường chui dạ cầu Sài Gòn. Sở GTVT được giao thẩm định để đảm bảo kết nối đồng bộ giữa hạ tầng kỹ thuật của tuyến đường này với hạ tầng kỹ thuật chung và không ảnh hưởng đến tuyến metro số 1. Việc đầu tư xây dựng và đưa vào khai thác sử dụng tuyến đường ven sông Sài Gòn được cho là sẽ giảm áp lực giao thông cho tuyến đường Nguyễn Hữu Cảnh hiện hữu. Bên cạnh đó, Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước Tp.HCM cũng đang nghiên cứu làm đường nhựa (rộng 9m, trong đó lòng đường rộng 7m) trên tuyến đê bao ven sông Sài Gòn khi nâng cấp tuyến đê bao bờ hữu sông Sài Gòn.

Sở GTVT cho biết, về cục bộ, ven sông Sài Gòn có quy hoạch làm một số đoạn đường, trong đó có việc kết hợp với các tuyến đê bao. Nhưng theo quy hoạch phát triển GTVT được Thủ tướng phê duyệt không có tuyến đường ven sông Sài Gòn dài đến 63km nối từ trung tâm TP đến huyện Củ Chi như đề xuất của Tập đoàn Tuần Châu. Ngoài ra, nhiều chuyên gia cũng cho hay theo quy hoạch, Tp.HCM có 2 mảng xanh lớn ở huyện Cần Giờ và huyện Củ Chi, Hóc Môn nên việc làm đường qua các khu vực này cần đánh giá sự phù hợp, không phải cứ thấy đất trống là phát triển đô thị. Một lãnh đạo Tp.HCM cũng từng xác định sẽ giữ mảng xanh sinh thái khu vực ven sông Sài Gòn, nhất khu vực huyện Củ Chi và Hóc Môn.

Nguồn: batdongsan.com.vn
zalo