Xếp hạng sàn giao dịch BĐS: Minh bạch hóa thị trường

thiết kế web btccorp
thiết kế website btccorp
công ty thiết kế web btccorp

Xếp hạng sàn giao dịch BĐS: Minh bạch hóa thị trường

  • 11/11/2020
  • 105
Theo ông Thiện, trong 2 năm hoạt động sàn giao dịch BĐS, rất nhiều sàn có quy mô lớn và hoạt động rất hiệu quả, được người dân tín nhiệm và các cơ quan quản lý nhà nước đánh giá cao. Tuy nhiên cũng có những sàn giao dịch BĐS hoạt động rất kém hiệu quả, thâm chí gần như không hoạt động nhưng vẫn tồn tại.


Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

- Chính vì lẽ đó, Bộ Xây dựng soạn thảo Thông tư về phân hạng sàn giao dịch BĐS, thưa ông?

Quan điểm quản lý nhà nước muốn mọi người dân hiểu, nắm được và tiếp cận được với những sàn giao dịch BĐS làm với quy mô lớn, uy tín để người dân cũng như nhà đầu tư biết nên đến với sàn nào để tiếp cận với thị trường, với hàng hoá mà người ta cần.

- Vậy lượng giao dịch qua sàn thời gian qua vẫn hạn chế, chủ yếu vẫn là giao dịch ngầm, mua bán trao tay. Phải chăng chúng ta xử lý còn nhẹ tay?

Không phải chúng ta xử lý nhẹ tay mà tất cả các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách, định hướng cho bất kỳ thị trường nào cũng phải có thời gian, có lộ trình. Hiện riêng Hà Nội đã có khoảng gần 300 sàn giao dịch BĐS, TP Hồ Chí Minh cũng trên 200 sàn. Tuy nhiên số giao dịch qua sàn cho đến thời điểm này chỉ có khoảng trên 30%, như vậy là chưa đáp ứng yêu cầu.

- Tuy nhiên, ngay các DN kinh doanh BĐS vẫn còn đang vướng trong việc đưa các sản phẩm của mình qua sàn, thưa ông?

Sau gần 2 năm thực hiện Luật Kinh doanh BĐS, hiện cả nước có hơn 500 sàn giao dịch BĐS đăng ký hoạt động, nhưng tỷ lệ giao dịch trên sàn chỉ 15 - 20%.
Thực tế hiện nay DN không đưa lên sàn vẫn bán được, vì qua rất nhiều kênh. Hơn nữa, nhà đầu tư cũng chưa quen với việc mua hàng qua sàn. Hiện nhiều người dân vẫn có tâm lý thích mua hàng theo kiểu chụp giật, đám đông, mua theo xu thế tin đồn. Nếu tất cả người dân đều mua hàng qua sàn thì lấy đâu ra đất cho cò mồi, cho mua bán trao tay, mua bán chui... Khi đó thị trường sẽ minh bạch.

Trước đây các văn bản quy phạm pháp luật chưa có quy định cụ thể trực tiếp việc chỉ đạo kiểm soát việc giao dịch qua sàn cũng như việc vay vốn, ứng vốn. Nhưng Nghị định 71 đã quy định cụ thể hoạt động này. Vì vậy, việc phân hạng sàn sẽ là cần thiết để tăng cường quản lý sàn giao dịch bất động sản cũng như minh bạch thị trường.

- Nhiều người lo ngại việc phân hạng sàn sẽ không tránh khỏi nảy sinh tiêu cực?

Các tiêu chí càng rõ ràng thì sẽ khó có thể phát sinh tiêu cực.

- Tiêu chí phân hạng sẽ như thế nào, thưa ông?

Chúng tôi sẽ phân làm 3 hạng:1, 2 và 3. Ngoài ra có những sàn không theo được hạng 1, 2, 3 thì vẫn được phép hoạt động nếu vẫn đảm bảo các tiêu chuẩn như trong luật đề ra và các tiêu chuẩn như người ta đăng ký. Tất nhiên những sàn đó sau này khi giao dịch sẽ rất hạn chế.

Sàn được phân hạng 1, 2 và 3 tuỳ theo quy mô, tình hình hoạt động. Bộ tiêu chí xếp hạng dự kiến tập trung vào quy mô hoạt động, gồm các nội dung như diện tích, cơ sở hạ tầng, công nghệ, thiết bị... Bên cạnh đó, về tiêu chí nhân lực, người quản lý sàn giao dịch phải có giấy chứng nhận đã hoàn thành khóa đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về quản lý, điều hành; sàn phải đảm bảo số lượng nhân viên làm công việc môi giới có chứng chỉ môi giới BĐS...

- Nếu các DN không thực hiện đúng thì có chế tài xử phạt như thế nào, thưa ông?

Đương nhiên đã có phân hạng thì phải có chế tài cụ thể, như quy định hình thức, định lượng xử phạt đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định về thành lập và hoạt động của sàn giao dịch, thậm chí cả những trường hợp bị tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có thời hạn hoặc vô thời hạn.

- Xin cảm ơn ông.

Các sàn giao dịch bất động sản nếu tái phạm hành vi vi phạm quy định về thành lập và hoạt động có thể bị tước giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh 1 - 3 năm hoặc vô thời hạn. Đó là một trong những nội dung đáng chú ý của dự thảo quy chế quản lý hoạt động các sàn giao dịch bất động sản trên địa bàn, vừa được Sở Xây dựng TP HCM đưa ra lấy ý kiến các cơ quan chức năng.

Theo dự thảo, định kỳ vào ngày 25 hàng tháng, các sàn giao dịch phải gửi các xác nhận bất động sản và bản thống kê các xác nhận bất động sản đã giao dịch qua sàn về cho Sở Xây dựng. Mục đích của yêu cầu này là để các cơ quan chức năng tiện theo dõi và làm căn cứ cấp giấy chứng nhận nhà, đất được giao dịch qua mỗi sàn.

Trong trường hợp các sàn giao dịch bất động sản không thực hiện chế độ báo cáo thì sở sẽ báo Bộ Xây dựng xóa tên sàn trên website của mạng các sàn giao dịch bất động sản VN và thông báo cho trung tâm thông tin tài nguyên môi trường và đăng ký nhà đất của thành phố không thực hiện thủ tục cấp chủ quyền nhà đất đối với bất động sản giao dịch qua các sàn này.

Ngoài ra, các tổ chức, cá nhân quản lý sàn nếu vi phạm quy định về thành lập và hoạt động sàn giao dịch bất động sản sẽ bị phạt từ 50 - 60 triệu đồng. Nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định.


(Theo DDDN)

Nguồn: batdongsan.com.vn
zalo